Bảo lãnh ngân hàng là một trong những giao dịch thường xuyên được diễn ra và việc hiểu rõ bảo lãnh ngân hàng tiếng Anh là gì cũng như những quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp các bạn thực hiện hoạt động này dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo lãnh ngân hàng tiếng Anh là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng mà trong đó, tổ chức tín dụng sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng. Nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng sẽ phải nhận nợ và trả nợ cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận.
Bảo lãnh ngân hàng tiếng Anh là Bank Guarantee.
Bảo lãnh ngân hàng bao gồm những dạng nào?
Bảo lãnh ngân hàng được chia thành rất nhiều dạng như sau:
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh dự thầu đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh dựa trên cam kết giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Là hình thức bảo lãnh được sử dụng thường xuyên trong các dự án bất động sản, xây dựng.
Bảo lãnh bảo hành
Bảo lãnh bảo hành là cam kết đảm bảo bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh khi xảy bất cứ vấn đề gì trong quá trình vận chuyển hàng hoá hoặc quá trình xây dựng,… là dịch vụ tiện lợi cho các đơn vị thiên về sản xuất kinh doanh hàng hoá.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng giúp bên nhận thụ hưởng bảo lãnh an tâm, nếu bên bảo lãnh không thực hiện đúng theo hợp đồng đã quy định.
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán thực hiện đã phát huy hiệu quả cho ngành xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa, đảm bảo người mua thực hiện đúng quy định như hợp đồng đã ký kết.
Bảo lãnh nhận hàng
Bảo lãnh nhận hàng giúp người nhận hàng dễ dàng lấy hàng trước khi nhận, là sự đảm bảo của ngân hàng cho công ty vận chuyển và bên xuất khẩu cho việc giao hàng hoá mà chưa cần xuất trình giấy tờ đường biển.
Một số quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Để thực hiện tốt và đầy đủ các nghĩa vụ hoạt động bảo lãnh ngân hàng, các bạn cần chú ý đến những quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng như sau:
Phạm vi bảo lãnh
Về phạm vi bảo lãnh, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
Điều kiện đối với khách hàng
Đối với khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
- Được chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn lại số tiền mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh
Để thực hiện bảo lãnh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Nếu phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc cần ký thỏa thuận cấp bảo lãnh đối với bên bảo lãnh đối ứng.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
- Các quy định pháp luật áp dụng;
- Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
- Phí bảo lãnh;
- Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận;
- Thoả thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, thời hạn hoàn nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, lãi suất áp suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ,…
- Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Bên cạnh đó, các thỏa thuận khác về bảo lãnh ngân hàng phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bảo lãnh ngân hàng tiếng Anh là gì cũng như những thông tin quan trọng về bảo lãnh ngân hàng. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về tài chính như vay tiền trả góp, vay tiền nhanh online tại Banktop nhé!