Tổng công ty Đông Bắc nổi tiếng bởi những Người lính – thợ của đơn vị luôn duy trì nhiều cái nhất: Đông quân nhất (gần 1 vạn người); Nhiều đơn vị trực thuộc nhất đóng quân rải khắp mảnh đất chữ S (20 đầu mối) và luôn xếp tốp nhất về sản lượng, hiệu quả SXKD. Điều khó phủ nhận được là Đông Bắc cũng đứng thứ nhất Vinacomin về khó khăn tài nguyên, diện sản xuất, địa chất, phẩm cấp than… nhưng họ luôn “nhất” về tinh thần kỷ luật, ý chí vượt khó. Những năm gần đây, Tổng công ty đã vươn lê
Ngay từ ngày mới thành lập, TCT Đông Bắc được giao quản lý những mỏ nhỏ, trữ lượng và chất lượng than thấp, vỉa mỏng, hầm lò phải xuống sâu, tỷ lệ bóc đất đá lớn, ranh giới mỏ quản lý ở những vùng sâu, vùng xa.. nên gặp không ít khó khăn. Bước vào thực hiện nhiệm vụ SXKD 2011, Đông Bắc còn đứng trước nhiều thách thức hơn, nhưng nổi lên là trữ lượng tài nguyên khai thác ngày càng giảm; một số mỏ trước kia đóng góp sản lượng lớn nhưBàng Nâu, Vỉa 9 – Bắc Quảng Lợi đã kết thúc khai thác, số khác không ổn định về địa chất, ảnh hưởng tới sản lượng và phẩm cấp than. Công tác đầu tư xây dựng một số dự án khai thác than hầm lò gặp không ít vướng mắc về thủ tục cấp phép. Tại các mỏ Khe Chuối – Công ty 91, Đồng Rì – Công ty 45… chất luợng than xấu, khó tiêu thụ.
Kế thừa truyền thống Người lính cụ Hồ, không chịu khoanh tay trước khó khăn, ngay từ ngày đầu, tháng đầu ra quân, Lãnh đạo, Chỉ huy và CBCNV toàn TCT đã hạ quyết tâm dành kết quả cao nhất. Căn cứ vào hợp đồng phối hợp, kinh doanh, kế hoạch giá thành do Tập đoàn giao, TCT giao kế hoạch SXKD cho từng đơn vị làm cơ sở cho công tác quản trị, quyết toán chi phí sản xuất. Kế hoạch kỹ thuật công nghệ, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường được xây dựng trước khi tổ chức sản xuất. TCT luôn chủ động phối hợp với các cơ quan tưvấn thiết kế, kịp thời điều chỉnh sơ đồ khai thông các mỏ do tài liệu địa chất thay đổi; chỉ đạo các đơn vị kết thúc khai thác tiến hành hoàn nguyên môi trường. Chú trọng công tác thăm dò, khảo sát tại các mỏ than và khoáng sản, nắm bắt tình hình sản xuất của các đơn vị, phát hiện xử lý kịp thời những vướng mắc do biến động về địa chất, địa hình.
Để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong SXKD, TCT ban hành phân cấp quản lý và quy định công tác thông gió, thoát nước, kiểm soát khí mỏ hầm lò và bụi mỏ từ TCT tới các công trường, phân xưởng; triển khai công tác đo khí, lấy mẫu than, khí phục vụ việc tính toán xếp loại mỏ. Lãnh đạo chỉ huy các cấp quyết liệt chỉ đạo khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức sản xuất, xác định nguy cơ cháy nổ khí, sập lò, bục nước, điện giật, chủ động đề ra những giải pháp phòng ngừa. TCT đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đạt năng suất, sản lượng cao, đồng thời đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, đầu tư lắp đặt 5 hệ thống cảnh báo khí mê tan tập trung tự động. Cùng với giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm, Đông Bắc đã chủ động giao kế hoạch bảo vệ môi trường tới từng đơn vị thành viên. Các khu vực mỏ khai thác, cảng chính của Đông Bắc đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết môi trường. Hàng quý, TCT tổ chức quan trắc, kiểm soát ô nhiễm để xác định chính xác mức độ ô nhiễm tại các khu vực sản xuất, sinh hoạt, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Năm qua, TCT đã hoàn chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất than vùng Quảng Ninh của TCT đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025 để Vinacomin phê duyệt
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững, Đông Bắc chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, khai thác, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, nhân công. Hàng năm, TGĐ dành thời gian trực tiếp đối thoại với hàng trăm Quản đốc các Công trường, Phân xưởng – những người trực tiếp chỉ đạo sản xuất, lắng nghe ý kiến của họ để điều chỉnh, có những quyết sách đúng đắn trong điều hành, góp phần tích cực tháo gỡ những ách tắc, thúc đẩy hiệu quả SXKD. Đông Bắc còn đang xây nhà chung cư9 tầng cho công nhân tập trung ở Cẩm Phả để giúp họ “an cư”, đó cũng là một trong những giải pháp đồng bộ để giữ chân thợ lò, một cán bộ phòng Chính trị Tổng công ty “bật mí”. Những biện pháp, giải pháp vừa để tháo gỡ từng bước khó khăn, vừa mang tính chiến lược kể trên đã giúp TCT luôn vững vàng trong mọi thời khắc, mọi thử thách để luôn khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh than.
Vươn tới trở thành “Tổng” đa ngành vững mạnh
Từ chỗ chỉ khai thác than, mấy năm gần đây, Đông Bắc vươn sang lĩnh vực đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng và đã gặt hái khá nhiều thành công ở lĩnh vực này. Sau sự kiện tổ chức thành công việc hợp long đê biển Vĩnh Tân, tuyến đê bao lấn biển lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, đồng thời là hạng mục quan trọng của dự án xây dựng Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), Tập đoàn Vinacomin đã tin tưởng giao cho Đông Bắc đảm nhận thêm một số công trình lớn phục vụ các Dự án của Tập đoàn ở Miền Trung, Tây Nguyên. Rất có khả năng Đông Bắc sẽ được giao tổ chức thành lập một đơn vị đào lò chuyên nghiệp của Tập đoàn khi chiến lược phát triển than hầm lò những năm tới đang đặt ra hết sức cấp thiết.
Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, TGĐ Đông Bắc cho biết, đối với nhiệm vụ SXKD và xây dựng đơn vị, định hướng và giải pháp cơ bản của TCT là: Phát triển SXKD trên tất cả các hướng, trong đó than là chủ yếu, khoáng sản và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ thương mại là 2 hướng thứ yếu; đặc biệt quan tâm công tác khai thác than hầm lò, các dự án đầu tư XDCB, phát triển mỏ mới để tạo diện sản xuất, nâng cao sản lượng than khai thác năm 2011- 2012 và các năm tiếp theo. Mục tiêu tổng quát của đơn vị trong thời gian tới tiếp tục là An toàn – Đổi mới – Phát triển – Bền vững. Lựa chọn và đầu tư hợp lý phương tiện, máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong khai thác, chế biến, sàng tuyển than và khai thác khoáng sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Cũng theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, đơn vị sẽ duy trì đồng bộ các giải pháp cụ thể, như: Tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức tốt công tác sản xuất, đẩy nhanh tiến độ bóc đất, đào lò mới, sản xuất than theo kế hoạch, phẩm cấp được giao. Duy trì việc khai thác than theo đúng thiết kế, kỹ thuật đã xây dựng trên cơ sở tiếp tục quy hoạch các khu vực khai thác, tận thu tối đa tài nguyên. Khai thác, sử dụng thiết bị an toàn, hiệu quả; tiếp tục công tác thăm dò, khảo sát tại các khu mỏ Đồng Rì, Hồ Thiên, Bắc Quảng Lợi, Nam Khe Tam, Đông Triều – Phả Lại… Tập trung thực hiện đầu tư các dự án chuyển tiếp khai thác than hầm lò và các dự án hạ tầng phục vụ sản lượng than khai thác theo kế hoạch và định hướng của Vinacomin, chuẩn bị đầu tư các dự án đã có quy hoạch, nằm trong chiến lược phát triển 5 năm (2011-2015) của TCT.
Xứng đáng với tấm Huân chương lao động Hạng Nhất Đảng và Nhà nước trao tặng, hai năm 2009- 2010, Đông Bắc liên tục gặt hái nhiều thành công. Sản lượng than nguyên khai đều đạt trên 4 triệu tấn, doanh thu khoảng 5 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng. Thương hiệu “Đông Bắc” đã được đánh giá và xếp hạng thứ 100 trong tốp 500 doanh nghiệp lớn của VN với Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” lần thứ Nhất; Giải thưởng Vàng “Doanh nghiệp nổi tiếng thời mở cửa hội nhập”, đồng thời, TCT còn được tặng giải thưởng “Công nghệ xanh” vì sự nghiệp bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Đặc biệt, TGĐ Tổng công ty Đông Bắc – Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển được vinh danh là một trong bốn Doanh nhân tiêu biểu toàn quân và được nhận Cúp Thánh Gióng Việt Nam 2010.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nhieu-cai-nhat-lam-nen-thuong-hieu-dong-bac-13.htm” button=”Theo vinacomin”]