GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Phải tiếp tục tạo ra những cuộc cách mạng mới trong công nghệ –

17/02/2025
trong Tin tức
0
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Khoa học công nghệ thời gian qua được Tập đoàn quan tâm, đầu tư rất lớn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, kỳ vọng vào một cuộc “cách mạng thực sự” do KHCN đem lại vẫn chưa được như mong muốn. Nhân dịp Tạp chí mở trang thông tin chuyên đề về KHCN, phóng viên Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phùng Mạnh Đắc – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xung quanh lĩnh vực này.

+ Những năm gần đây, Tập đoàn Vinacomin đã đạt được nhiều thành tựu đáng  kể  trong  hoạt  động khoa học  công  nghệ,  đóng góp  tích  cực vào  kết  quả  sản  xuất  kinh  doanh. Vậy theo ông, đâu là những đột phá quan trọng nhất?

– Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ KHCN Tập đoàn đã thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, rất nhiều công trình đã được nghiên cứu, áp dụng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, những cái được coi là bước ngoặt, là một cuộc cách mạng thực sự trong công nghệ khai thác mỏ phải kể đến ba đột phá quan trọng nhất.

Đầu tiên là việc nghiên cứu và ứng dụng các loại vì chống thủy lực trong khai thác lò chợ. Tính từ năm 1999, lò chợ vì chống thủy lực đơn đầu tiên sử dụng ở mỏ Vàng Danh đến nay đã hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian ấy, hầu như năm nào cũng có ít nhất một vài lò chợ sử dụng vì chống thủy lực được đưa vào sản xuất. Nó đã và đang tác động sâu sắc đến sản xuất, làm thay đổi toàn bộ diện mạo các lò chợ chống gỗ trước đây, giảm tổn thất than, tăng năng suất lao động, an toàn hơn rất nhiều. Sản lượng lò chợ trước đây đạt không quá 50.000 – 60.000 tấn/năm, nhưng bây giờ một lò chợ ứng dụng cột thủy lực có thể đạt 150.000 – 200.000 tấn/năm, có nơi đạt trên 200.000 tấn/năm; năng suất lao động tăng gấp 2,5 – 3 lần. Đây là một cuộc cách mạng thực sự trong công nghệ khai thác lò chợ.

Đột phá tiếp theo là làm chủ và phát triển công nghệ quản lý an toàn khí mỏ than. Cái này cũng phải xây dựng 5 – 7 năm mới ra được Trung tâm an toàn mỏ. Nhớ lại vụ nổ khí năm 1999 tại Mạo Khê làm 19 người chết, hồi đó chưa có các thiết bị tự động cảnh báo khí, chưa có công nghệ lấy mẫu và phân tích khí hiện đại, chưa có công nghệ kiểm định thiết bị điện phòng nổ, CNCB chưa nhìn thấy nổ khí và bụi khốc liệt như thế nào, cùng với bục nước là những hiểm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu, dẫn đến những thảm họa chết hàng chục người và trên thế giới đã có vụ ở Nhật nổ khí chết trên nghìn người. Với việc hình thành Trung tâm an toàn mỏ, chúng ta đã hoàn toàn làm chủ công nghệ kiểm soát khí nổ trong mỏ hầm lò với các phòng thí nghiệm hiện đại, đội ngũ chuyên gia hiểu biết, thạo việc và việc chỉ đạo triển khai công nghệ quản lý khí trong sản xuất than hầm lò thành công, bây giờ đã trở thành “nếp”, là công nghệ có tính chất thường xuyên, gắn chặt với sản xuất.Trình độ công nghệ quản lý khí mỏ của ta hiện nay có thể sánh ngang tầm với các nước có công nghệ than phát triển trên thế giới. Đây cũng là một cuộc cách mạng có ý nghĩa rất lớn, rất đáng tự hào trong lĩnh vực an toàn mỏ.

Thêm nữa, bước ngoặt thứ ba rất quan trọng là nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ giới hóa khấu than trong lò chợ. Tôi biết còn có những ý kiến chưa đồng tình, ủng hộ phát triển công nghệ cơ giới hóa khấu than lò chợ trong điều kiện địa chất phức tạp của các mỏ hầm lò Quảng Ninh. Nhưng với tư cách là người nhiều năm làm công tác nghiên cứu, gắn bó với lò chợ cơ giới hóa đầu tiên ở Vàng Danh vào những năm 1978 – 1980 và cũng là người trực tiếp cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật đưa công nghệ này vào sản xuất, tôi vẫn khẳng định chúng ta sẽ thành công trong việc phát triển áp dụng cơ giới hóa khấu than trong lò chợ. Ở đây, muốn nói là không phải lò chợ nào cũng có thể cơ giới hóa vì điều kiện địa chất của chúng ta rất phức tạp. Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm qua, Viện KHCN mỏ đã rà soát tổng thể trữ lượng và điều kiện địa chất mỏ, định hướng một cách rõ ràng, hướng phát triển các công nghệ cơ giới hóa và thực tế đã triển khai nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm ở các mỏ. Theo tôi, có những cái chúng ta thành công ở một điểm và phải tiếp tục mở rộng các điểm khác, có những cái còn phải tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ. Việc này phải làm trong 5 năm, 10 năm hoặc nhiều hơn mới có thể hoàn thành được cuộc cách mạng cơ giới hóa khấu than trong lò chợ. Đã định hướng thì phải kiên định, nhất khoát phải làm cho bằng được.

+ Mặc dù Tập đoàn đã có những chiến lược, mục tiêu rất cụ thể trong lĩnh vực khoa học công nghệ.  Tuy nhiên việc triển khai ở các đơn vị thành viên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề,  nhiều vướng mắc như về  kinh phí, năng  lực… Thực trạng của vấn đề này ra sao,  thưa ông?

– Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc phát triển KHCN của Tập đoàn hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Trong đó chủ yếu là trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp của Vinacomin chưa cao; việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu và tăng cường tiềm lực khoa học ở các viện, trường, đơn vị tư vấn còn thấp, chưa cân đối; tổ chức nhiệm vụ KHCN còn bị động, nghiên cứu dàn trải, quản lý KHCN chưa hiệu quả, năng lực tư vấn và tính chuyên môn còn hạn chế. Cụ thể là những yếu kém bộc lộ trong một số lĩnh vực như hoạt động công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành tại cơ quan Tập đoàn, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ, nhận thức ứng xử của các đơn vị với khoa học công nghệ, quan hệ giữa các Viện, công ty tư vấn và đơn vị sản xuất… Ở đây, tôi đặc biệt nhấn mạnh năng lực của các nhà khoa học đề xuất các nhiệm vụ KHCN. Nhiều đề tài còn chung chung, mục tiêu chưa rõ ràng và không có sản phẩm cụ thể ứng dụng trong sản xuất. Người có năng lực nghiên cứu ngày càng ít đi, đội ngũ phát triển đến đó lại chưa tới. Chúng ta thực sự thiếu vắng các “đầu đàn” trong nhiều lĩnh vực khoa học mỏ.

Thêm nữa, một số nhà nghiên cứu còn “mải đi làm ăn”, chạy theo những hợp đồng thời vụ để “tồn tại”, chưa nghĩ đến những cái lớn, xem nhẹ việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới. Bởi vậy, vấn đề đặt ra phải xây dựng được một đội ngũ làm khoa học công nghệ nghiêm túc, người ta phải thấy sống được bằng nghề, phải có tâm huyết, dám xả thân.

+  Có ý kiến cho rằng, những năm gần đây, các mỏ hầm lò của Vinacomin đã đầu tư nhiều thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, đến nay nhiều thiết bị không đạt hiệu quả như mong  muốn. chẳng hạn, các máy đào  lò Am-50Z, cái thì hoạt  động được thời gian thì phải ngừng để chuyển diện, cái thì… “đắp chiếu” từ nhiều năm nay, các thiết bị khai thác năng suất cũng chưa cao. Dưới góc độ KHCN, ông đánh giá thế nào về thực trạng này?

– Theo tôi, nói như thế là không hoàn toàn chính xác. Tôi có thể phân tích ra đây hai ví dụ, trước hết về vấn đề khấu than. Tập đoàn đang áp dụng thử nghiệm công nghệ cơ giới hóa khấu than – hạ trần trong lò chợ ở Vàng Danh, Nam Mẫu. Năng suất lao động đạt từ 10,5 – 11,5 tấn/công – ca, gấp 1,5 – 2,5 lần năng suất lao động lò chợ sử dụng vì chống thủy lực. Số công nhân làm việc trong lò chợ cơ giới hóa giảm 1,5 – 2 lần. Chúng ta đã tự chế tạo thành công loại dàn chống tự hành có tính năng không thua kém các loại tương tự trên thế giới. Lò chợ an toàn, giảm tổn thất than. Việc chưa đạt công suất thiết kế do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như thiếu đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, ở lò chợ có thể ra than nhưng ở ngoài băng tải lại không làm việc hoặc còn đang nhận than ở những chỗ khác, hay điện trong lò không hoạt động, thiết bị của mình chế tạo chất lượng chưa tốt, thiết bị ở nước ngoài đưa về vẫn còn những khiếm khuyết. Đặc biệt là điều kiện địa chất có những thay đổi phức tạp nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động của lò chợ cơ giới hóa, chưa kể trình độ công nhân, tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp chỉ đạo còn nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Chúng ta phải 10 năm mới khẳng định được sự thành công của việc áp dụng vì chống thủy lực trong lò chợ, mới có hơn 2 năm để khẳng định lò chợ cơ giới hóa khấu than thật thành công hoặc thất bại còn quá sớm.

Máy đào lò cũng vậy. Đúng là hiện tại Tập đoàn có khoảng 16 chiếc máy. Phải khẳng định, bản thân máy không có gì lỗi, nó là một loại máy gọn nhẹ của BaLan, ở các nước khác trên thế giới vẫn dùng bình thường. Ở ta, những nơi có điều kiện thuận lợi như Vàng Danh và một số mỏ khác đã đạt tốc độ 325m/tháng, bình quân đạt 12m/ngày đêm. Do điều điều kiện địa chất và sản xuất của chúng ta chưa phù hợp nên việc áp dụng chưa phát triển được, cần tiếp tục tổ chức lại việc sử dụng các máy đào lò này. Đồng thời xem xét đầu tư áp dụng các loại máy có tính năng phù hợp hơn kể cả máy đào lò đá. Chúng ta đang đi đúng hướng, điều quan trọng bây giờ là phải tiếp tục hoàn thiện. Mà điều đó không thể một sớm, một chiều.

+  Theo chỉ  đạo chung, trong giai  đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, khối KHCN Tập đoàn cần tập trung triển khai tích cực 10 chương trình KHCN trọng điểm đã được Hội đồng thành viên thông qua. Ông có thể tóm tắt một số giải pháp mang tính then chốt cho việc thực hiện các chương trình trọng điểm đó?

– Để thực hiện được những nhiệm vụ khoa học công nghệ rất “nặng nề” trong thời gian tới có rất nhiều giải pháp, nhưng theo tôi có ba giải pháp lớn mang tính then chốt. Đó là:

Thứ nhất, toàn bộ hệ thống lãnh đạo từ Hội đồng thành viên, lãnh đạo điều hành, các đơn vị nghiên cứu, tư vấn thiết kế đến các công ty thành viên cần tập trung chỉ đạo, thực hiện dứt điểm một số nhiệm vụ khoa học công nghệ mang tính đột phá để mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất.

Vấn đề trước mắt và có thể dài hơi là Tập đoàn tiếp tục đầu tư nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa công nghệ khấu than trong lò chợ để từ nay đến 2015, ở mỗi mỏ có từ một đến hai lò chợ cơ giới hóa khấu than với công nghệ và thiết bị phù hợp. Phải đặt nó là nhiệm vụ trọng tâm số 1. Mô hình mỏ hầm lò của chúng ta sẽ là một mỏ có từ một hai đến ba lò chợ cơ giới hóa với công suất tối thiểu đạt 300.000 – 400.000 tấn/năm, kết hợp với các lò chợ chống vì chống thủy lực với công suất 150.000 – 200.000 tấn/năm. Đây vừa là nhiệm vụ KHCN, vừa là nhiệm vụ chỉ đạo điều hành sản xuất của Tập đoàn chứ không phải chỉ của riêng mấy nhà khoa học.

Việc tiếp nữa là xây dựng luận cứ, cơ sở khoa học cho sự phát triển khai thác vùng than Đồng bằng Sông Hồng. Theo đó cần triển khai ngay một dự án KHCN cấp Nhà nước về thiết kế, xây dựng và khai thác thực nghiệm một mỏ hầm lò, để triển khai các nghiên cứu cần thiết nhằm làm rõ các vấn đề đặt ra với khai thác than đồng bằng Sông Hồng. Cụ thể như công nghệ đào chống và khấu than trong điều kiện đất đá mềm yếu, sự ảnh hưởng của nước mặt và nước sông Hồng đến các công trình mỏ cũng như vấn đề suy thoái nước mặt và nước ngầm, vấn đề sụt lún bề mặt đất và bảo vệ đồng ruộng, hoa màu và các công trình bề mặt… Đây là hàng loạt vấn đề nếu không có lời giải sẽ không phát triển được than Đồng Bằng. Thông qua dự án khoa học cấp Nhà nước, có thể tranh thủ sự chỉ đạo và ủng hộ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Bộ KHCN, Bộ Công Thương, Bộ TNMT, có sự chung tay, sự phản biện của đông đảo các nhà khoa học Việt Nam.

Thứ hai, cần nghiên cứu, khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ khoa học công nghệ. Từ trước đến nay việc sử dụng nguồn quỹ này rất hạn chế, nó liên quan đến rất nhiều vấn đề. Do đó, để giải quyết được vấn đề này, các đơn vị phải đề xuất được những nhiệm vụ KHCN có tính chất thực tiễn, sát thực với sản xuất.

Thứ ba, tập trung tăng cường tiềm lực KHCN của Tập đoàn. Đầu tiên là cơ sở vật chất. Với quy mô như Tập đoàn hiện nay, cần có một cơ sở vật chất của Viện nghiên cứu công nghệ hiện đại, để giải quyết các vấn đề công nghệ trong các ngành hoạt động của Tập đoàn. Cả hai Viện của Tập đoàn hiện tại vẫn chưa đáp ứng được chiến lược dài hơi của Tập đoàn. Vì thế, đã đến lúc phải có một viện công nghệ tập trung với mô hình tổ chức và cơ chế quản lý hợp lý để thống nhất hoạt động theo những chương trình mục tiêu lớn, giải quyết những nhiệm vụ KHCN mang tính đột phá. Thứ hai là phải đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo ở nước ngoài, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Xin cảm ơn ông!

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/phai-tiep-tuc-tao-ra-nhung-cuoc-cach-mang-moi-trong-cong-nghe-287.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Cơ giới hóa – giải pháp chiến lược của ngành Than –

Bài sau

Cập nhật Thành phố trẻ –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật Thành phố trẻ –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev