Năm 2011, là năm Việt Nam và thế giới trải qua nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Dưới đây là những sự kiện tiêu biểu nhất, có tác động sâu sắc, bao trùm trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, xã hội…
Sự kiện nổi bật Việt Nam
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua các văn kiện có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, trong đó có Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020.
2. Bầu cử quy mô lớn nhất từ trước đến nay: Ngày 22-5, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trong cùng một ngày.
3. Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
4. Kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu kinh tế.
5. Chiến dịch đưa hơn 10.000 lao động từ Libya về nước.
6. Đưa vào hoạt động hầm vượt sông (hầm Thủ Thiêm) đầu tiên.
7. Di sản thành nhà Hồ, hát xoan được UNESCO tôn vinh; Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
8. Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 26 với 288 huy chương, trong đó có 96 huy chương vàng, xếp thứ 3 chung cuộc.
9. Dịch bệnh tay chân miệng lan rộng ra 63 tỉnh, thành cả nước với trên 90.000 ca mắc, hơn 150 người tử vong.
10. Lũ lụt nghiêm trọng tại ĐBSCL làm 85 người chết, tổng thiệt hại vật chất lên hơn 4.000 tỉ đồng.
Sự kiện nổi bật thế giới
Biểu tình Ai Cập: Cuộc “nổi dậy” 18 ngày của những người chống lại Chính phủ Ai Cập xảy ra hồi tháng 2 đã làm 800 người thiệt mạng. Làn sóng biểu tình này dẫn đến kết cục không mấy tốt đẹp với cựu Tổng thống Hosni Mubarack. Ông phải từ chức và ngay sau đó là đối mặt với tòa án về tội giết người hàng loạt.
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua các văn kiện có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, trong đó có Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020.
2. Bầu cử quy mô lớn nhất từ trước đến nay: Ngày 22-5, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trong cùng một ngày.
3. Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
4. Kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu kinh tế.
5. Chiến dịch đưa hơn 10.000 lao động từ Libya về nước.
6. Đưa vào hoạt động hầm vượt sông (hầm Thủ Thiêm) đầu tiên.
7. Di sản thành nhà Hồ, hát xoan được UNESCO tôn vinh; Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
8. Việt Nam đạt thành tích cao tại SEA Games 26 với 288 huy chương, trong đó có 96 huy chương vàng, xếp thứ 3 chung cuộc.
9. Dịch bệnh tay chân miệng lan rộng ra 63 tỉnh, thành cả nước với trên 90.000 ca mắc, hơn 150 người tử vong.
10. Lũ lụt nghiêm trọng tại ĐBSCL làm 85 người chết, tổng thiệt hại vật chất lên hơn 4.000 tỉ đồng.
Sự kiện nổi bật thế giới
Biểu tình Ai Cập: Cuộc “nổi dậy” 18 ngày của những người chống lại Chính phủ Ai Cập xảy ra hồi tháng 2 đã làm 800 người thiệt mạng. Làn sóng biểu tình này dẫn đến kết cục không mấy tốt đẹp với cựu Tổng thống Hosni Mubarack. Ông phải từ chức và ngay sau đó là đối mặt với tòa án về tội giết người hàng loạt.
Thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản: Thảm họa kép động đất, sóng thần ngày 11.3 ở miền đông bắc Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 16.000 người. Hơn 12.000 người khác được cho đã bị mất tích. Đây là thảm họa tồi tệ nhất tại xứ sở hoa anh đào kể từ năm 1923 với trận động đất tại Kano khiến hơn 142.000 người tử vong.
Đám cưới Hoàng gia Anh: Lễ cưới giữa hoàng tử William và “cô bé Lọ Lem”- Kate Middleton diễn ra lộng lẫy vào ngày 29-4 tại tu viện Westminster, London, Anh thu hút sự chú ý của người dân khắp thế giới bởi lẽ đây là đám cưới lãng phí, chi phí cho đám cưới lên tới 48 triệu USD; 35 triệu USD cho công tác an ninh.
Osama bin Laden bị tiêu diệt: Ngày 2-5, thủ lĩnh al-Qaeda- trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt ở ngoại ô thủ đô Islamabad, Pakistan. Chiến dịch tấn công hoàn hảo của Mỹ đã xóa sổ kẻ “bạo chúa” đứng đầu các vụ tấn công gây chết người hàng loạt (vụ 11-9-2001 tại Mỹ).
Nạn đói ở vùng Sừng châu Phi: Vùng Sừng châu Phi có vẻ như là một trong những khu vực bất ổn triền miên trên thế giới, bị quấy rầy bởi vô số các cuộc nổi dậy, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và sự yếu ớt của Chính phủ Somalia ở Mogadishu. Liên Hiệp Quốc đắn đo với việc cung cấp chính xác số người chết đói, một số ước lượng cho biết con số này là hàng chục ngàn người.
Vụ thảm sát Utoeya: Vào ngày 22.7, Na Uy trải qua một trong những vụ bộc phát bạo lực đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tại Oslo, một chiếc xe bom phát nổ gần các tòa nhà Chính phủ, làm thiệt mạng tám người và gây sửng sốt người dân Na Uy, những người chứng kiến từng cột khói bốc lên từ trung tâm thủ đô. Mọi chuyện càng trở nên kinh hoàng với tin tức một tay súng bắn chết 69 người vốn đang tham gia một hội trại hè của giới trẻ do đảng Lao động cầm quyền tổ chức trên đảo Utoeya.
Biểu tình phố Wall: Cuộc biểu tình mang tên con phố tại thành phố New York- phố Wall xảy ra từ ngày 17/9 do sự bất bình đẳng trong tài chính của người dân Mỹ. Người dân Mỹ lên tiếng chỉ trích về nguồn thu nhập mà giới nhà giàu tại đây có được. Hiện nay, số người giàu chỉ chiếm 1% dân số nhưng họ lại nắm giữ 99% tài sản quốc gia
Chiến tranh Libya, Gaddafi bị tiêu diệt: Bốn thập kỷ cầm quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi kết thúc một cách ghê rợn vào ngày 20/10, song những tháng ngày trước cái chết của ông cũng đẫm máu không kém. Vào đầu tháng 3, cuộc nổi dậy tại Libya trở thành một cuộc nội chiến toàn diện khi các tay súng không được đào tạo cầm vũ khí chiến đấu với lực lượng của ông Gaddafi. Vào cuối cuộc chiến, khoảng từ 20.000 đến 40.000 người Libya đã thiệt mạng và hàng trăm người khác mất nhà cửa.
Khủng hoảng nợ ở eurozone: Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) hiện đang ở mức báo động đỏ. Cơn lốc khủng hoảng đã cuốn trôi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, người đã phải tuyên bố từ chức Thủ tướng vào hôm 9/11. Cuộc khủng hoảng này cũng đã khiến Thủ tướng ý Silvio Berlusconi phải ra đi vào ngày 12.11, sau 17 năm thống trị chính trường quốc gia hình chiếc ủng này.
Lũ lụt chưa từng có tàn phá Đông Nam Á: Lũ lụt đã tàn phá nhiều quốc gia Đông Nam á, trong đó Thái Lan, Philipin và Campuchia là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), lũ lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp các nước Đông Nam á. Diện tích lúa bị mất trắng là 12,5% ở Thái Lan, 12% ở Campuchia. Thiên tai lũ lụt kéo dài hơn ba tháng qua ở Thái Lan đã làm 529 người chết, 2 người mất tích, làm 24/77 tỉnh bị ngập lụt.
Nạn đói ở vùng Sừng châu Phi: Vùng Sừng châu Phi có vẻ như là một trong những khu vực bất ổn triền miên trên thế giới, bị quấy rầy bởi vô số các cuộc nổi dậy, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và sự yếu ớt của Chính phủ Somalia ở Mogadishu. Liên Hiệp Quốc đắn đo với việc cung cấp chính xác số người chết đói, một số ước lượng cho biết con số này là hàng chục ngàn người.
Vụ thảm sát Utoeya: Vào ngày 22.7, Na Uy trải qua một trong những vụ bộc phát bạo lực đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tại Oslo, một chiếc xe bom phát nổ gần các tòa nhà Chính phủ, làm thiệt mạng tám người và gây sửng sốt người dân Na Uy, những người chứng kiến từng cột khói bốc lên từ trung tâm thủ đô. Mọi chuyện càng trở nên kinh hoàng với tin tức một tay súng bắn chết 69 người vốn đang tham gia một hội trại hè của giới trẻ do đảng Lao động cầm quyền tổ chức trên đảo Utoeya.
Biểu tình phố Wall: Cuộc biểu tình mang tên con phố tại thành phố New York- phố Wall xảy ra từ ngày 17/9 do sự bất bình đẳng trong tài chính của người dân Mỹ. Người dân Mỹ lên tiếng chỉ trích về nguồn thu nhập mà giới nhà giàu tại đây có được. Hiện nay, số người giàu chỉ chiếm 1% dân số nhưng họ lại nắm giữ 99% tài sản quốc gia
Chiến tranh Libya, Gaddafi bị tiêu diệt: Bốn thập kỷ cầm quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi kết thúc một cách ghê rợn vào ngày 20/10, song những tháng ngày trước cái chết của ông cũng đẫm máu không kém. Vào đầu tháng 3, cuộc nổi dậy tại Libya trở thành một cuộc nội chiến toàn diện khi các tay súng không được đào tạo cầm vũ khí chiến đấu với lực lượng của ông Gaddafi. Vào cuối cuộc chiến, khoảng từ 20.000 đến 40.000 người Libya đã thiệt mạng và hàng trăm người khác mất nhà cửa.
Khủng hoảng nợ ở eurozone: Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) hiện đang ở mức báo động đỏ. Cơn lốc khủng hoảng đã cuốn trôi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, người đã phải tuyên bố từ chức Thủ tướng vào hôm 9/11. Cuộc khủng hoảng này cũng đã khiến Thủ tướng ý Silvio Berlusconi phải ra đi vào ngày 12.11, sau 17 năm thống trị chính trường quốc gia hình chiếc ủng này.
Lũ lụt chưa từng có tàn phá Đông Nam Á: Lũ lụt đã tàn phá nhiều quốc gia Đông Nam á, trong đó Thái Lan, Philipin và Campuchia là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), lũ lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp các nước Đông Nam á. Diện tích lúa bị mất trắng là 12,5% ở Thái Lan, 12% ở Campuchia. Thiên tai lũ lụt kéo dài hơn ba tháng qua ở Thái Lan đã làm 529 người chết, 2 người mất tích, làm 24/77 tỉnh bị ngập lụt.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/nhin-lai-viet-nam-va-the-gioi-2011-860.htm” button=”Theo vinacomin”]