GEOSIMCO
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Tin tức
  • Đời sống
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
GEOSIMCO
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
topforexviet.com
Trang chủ Tin tức

Cập nhật Lên rừng nghe chuyện “bếp núc” của thợ khoan địa chất –

17/02/2025
trong Tin tức
0
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Related posts

Nguyên nhân tái cận thị sau mổ lasik

Cập nhật Tái Cận Thị Sau Mổ Lasik Và Những Điều Bạn Nhất Định Phải Biết

17/02/2025
0
Cận thị giả có nên đeo kính không

Cập nhật Cận Thị Giả Là Gì? Cận Thị Giả Có Nên Đeo Kính Không?

17/02/2025
0

Lỗ khoan có ký hiệu BB117 do Tổ khoan 2, XN Địa chất Đông Triều (Công ty TNHH MTV Địa chất mỏ-Vinacomin) khoan, ở khu vực Bắc Bàng Danh, thuộc khai trường của mỏ Hà Tu, khi tôi đến thâm nhập thực tế, đang bị sự cố kẹt cần, các thợ khoan tìm cách khắc phục, đã 4 ngày nay, vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

– Đã 4 ngày, vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, là nghĩa làm sao? – Tôi hỏi anh Quất, Tổ trưởng tổ khoan.
 
– Lỗ khoan này, theo yêu cầu, chúng tôi khoan sâu 580 mét. Đang khoan đến độ sâu 558 mét, tức chỉ còn 22 mét thì hoàn thành, thì nó lại bị kẹt cần, ở độ sâu 548 mét. Muốn khắc phục sự cố này, không như lần kẹt trước, chúng tôi sử dụng bộ cứu kẹt, xuống chụp và ren trái đầu cần chỗ kẹt, may, khắc phục được ngay, tuy vậy cũng mất hơn 3 ngày. Lần kẹt này, chúng tôi không làm ngay được như thế, mà phải doa (mở rộng) lại lỗ khoan từ độ sâu 402 mét xuống, sau đó mới đưa được bộ cứu kẹt xuống. Doa lại lỗ khoan đang bước sang ngày thứ năm, mới đến độ sâu 541 mét, còn 8 mét nữa mới tới. Chỉ còn bấy nhiêu mét doa lại, không thể biết nó có suôn sẻ không, nếu suôn sẻ, tới được rồi, đưa bộ cứu kẹt xuống, cứu được hay không cứu được, không thể nói chắc chắn trước được. Vì thế mới nói “vẫn chưa có dấu hiệu khả quan” là vậy. Ai chà! Sự cố trong khoan thì nhiều lắm, kể cho anh có mà vô thiên lủng. Sáng nay, khi trao đổi điện thoại với mấy người bạn ở các tổ khoan khác, họ thông báo bên họ cũng đang bị kẹt cần. Mà anh làm ở Tạp chí Than à? Hồi áp tết vừa rồi cũng có 2 nhà báo của Tạp chí đến chỗ tôi, lúc ấy đang khoan lỗ khoan ở Dự án Khe Chàm II-IV, sâu 800 mét, nhưng các anh chị ấy về ít lâu sau, lỗ khoan không khoan đến được, phải bỏ dở giữa chừng, vì sự cố không khắc phục được.
 
– Thế ư!? Sẽ hỏi tiếp anh chuyện đó sau. Chuyện hỏi trước, anh có nói, lỗ khoan BB117 các anh đang khoan, đang khắc phục sự cố này, đã bị kẹt cần một lần rồi?
 
– Vâng. Kẹt ở độ sâu 540 mét. Như tôi đã nói, may, khắc phục chỉ mất hơn 3 ngày. Kẹt cần, gãy cần… là các sự cố hay gặp trong công tác khoan. Thường thì khắc phục được, để khoan tiếp. Còn như cái kiểu ở lỗ khoan Dự án Khe Chàm II-IV thì chịu.
 
– Chuyện đó thế nào?
 
– Chúng tôi đã khoan đến độ sâu 408 mét thì bị địa tầng dịch chuyển, nó đẩy cong lỗ khoan đi, bóp bẹp ống chống. Bị như thế, không khoan được nữa, phải dừng.
 
– Tôi nghe nói khoan qua bãi thải, qua lò cũng hay gặp sự cố?
 
– Đúng thế. Công nghệ khoan chúng tôi đang áp dụng, phải bơm dung dịch song hành xuống đầu mũi khoan khi khoan. Dung dịch có tác dụng làm mát mũi khoan, giúp đẩy phoi khoan lên mặt đất, trám thành lỗ khoan cho thành được chắc chắn hơn, chống bị sụt lở v.v. Khi khoan qua địa tầng bãi thải hay qua hệ thống các đường lò đã khai thác than, thì bị mất nước (mất dịch). Khoan “chay”, không có dịch, mũi khoan rất dễ bị cháy. Bãi thải, địa tầng tơi, bở rất dễ làm tụt lở lỗ khoan, qua các khoảng của đường lò cũng vậy. Do đó, vừa khoan vừa phải làm công tác chống ống lỗ khoan, tốn kém, mất nhiều thời gian. Cháy mũi khoan, một mũi khoan địa chất rất đắt. Thế mà anh bảo, công ty địa chất chúng tôi có những lỗ khoan phải xuyên qua hàng mấy trăm mét bãi thải, hay qua 4-5 tầng lò, thử hỏi khó khăn nhường nào. Đó là chưa kể, địa tầng bãi thải vốn không ổn định, có thể dịch chuyển bất kỳ. Địa tầng dịch chuyển, là mất lỗ khoan, như ở Khe Chàm II-IV ấy. Lại nữa, bây giờ khai thác lộ thiên, xe vận tải cỡ lớn, gàu xúc cỡ lớn, nên những hòn đá cỡ lớn, hàng chục khối cũng có thể xúc, tải đổ đi được. Không may, khoan đúng vào khối đá đó, lấy mẫu, mẫu này sẽ làm sai lạc báo cáo địa chất. Anh biết đấy, mục đích của khoan thăm dò địa chất là để lấy mẫu, để rồi đạt tới đích cao hơn là làm cơ sở hình thành các báo cáo địa chất. Mẫu không trung thực, tất nhiên, báo cáo không thể chính xác.
 
– Mỗi lần bị sự cố, các anh thấy thế nào?
 
– Tất nhiên, buồn và mệt. Buồn, là không có tiền. Còn mệt, không phải chỉ mệt – vất vả khi khắc phục sự cố, mà còn mệt về tinh thần, mình không gặp may.
 
– Tiền nong khoan của các anh bây giờ tính thế nào?
 
– Khoán gọn cho một lỗ khoan.
 
– Cụ thể là sao?
 
– Lấy ví dụ cho anh dễ hình dung. Một lỗ khoan có tổng tiền giao khoán là 450 triệu đồng, dự kiến khoan trong 30-40 ngày. Trong đó được chia ra, 125 triệu là tiền lương và 275 triệu là tiền vật tư. Nếu khoan suôn sẻ, tức không gặp sự cố, địa tầng không quá phức tạp, hoàn thành đúng tiến độ đề ra, thì chúng tôi được hưởng số lương đó. Song nếu không suôn sẻ, gặp địa tầng phức tạp, dính sự cố, thì tiền chi phí cho vật tư tăng; chẳng hạn, mất thêm 25 triệu tiền cho vật tư, chúng tôi chỉ còn 100 triệu tiền lương; đó còn là lỗ khoan phải khoan kéo dài thời gian hơn dự kiến, vì phải chống thêm ống, doa lại lỗ khoan, hay xoay xở để cứu sự cố v.v., thành thử, tính theo ngày công, chẳng được bao nhiêu. (Cách chia lương thợ khoan, thành 4 bậc, từ cao xuống thấp: tổ trưởng – kíp trưởng – thợ cả – thợ phụ. Một thợ phụ, anh Phúc, cho tôi biết, lỗ khoan 450 triệu kia, suôn sẻ, anh được khoảng 2,5 triệu tiền lương. Anh Ngọc, thợ cả, được khoảng 4 triệu – “Của tôi, tính ra được khoảng 125 ngàn một ngày công. Còn của Phúc, được khoảng tám chục” – anh Ngọc nói. Kíp trưởng được nhiều hơn một chút. Còn tổ trưởng, anh Quất, được khoảng 6 triệu. Lỗ khoan BB117 đang bị sự cố, nếu vẫn cứu được, hoàn thành được, lương của Phúc chỉ được khoảng 1 đến 1,5 triệu; lương của thợ cả, kíp trưởng và tổ trưởng cũng căn cứ theo đó mà giảm xuống. Còn như lỗ khoan ở Dự án Khe Chàm II-IV không cứu được, coi như là mất trắng. Hiện Lỗ khoan này đang “treo”, chưa thanh toán. “Tiền ít lắm bác ạ. Làm thế này chẳng biết cháu có lấy được vợ không” – Phúc, còn trẻ, chưa vợ, thật thà nói).
 
Nghiệm thu mẫu
 
Tôi đến lỗ khoan BB117, ở lại cùng thợ khoan gần 2 ngày, với hy vọng cố chờ xem sự cố có khắc phục xong không. Nhưng không chờ được, vì lúc ra về, đã sang ngày thứ bảy, khoan doa lại chưa tới chỗ kẹt. Vả lại, như Quất nói: Chả chờ được đâu anh ạ, vì chả biết thế nào ở dưới âm ty ấy; có gì tôi thông báo lại anh sau thôi. Tôi lên đúng hôm mồng 1, tổ khoan làm một mâm thắp hương, có gà luộc, bánh chưng, vàng mã. Kíp trưởng Tuấn, sau khi thắp hương xong ở ban thờ trong lều thì bê mâm ra chỗ tháp khoan, đặt  ngay ngắn trên chốc cái thùng phuy đựng dầu, trước tháp, thắp hương đứng quay mặt hướng về tháp, chắp tay khấn. Bữa ăn hôm đó, chúng tôi có gà luộc và bánh chưng. Còn các bữa sau, trên mâm chỉ vẻn vẹn một đĩa thịt lợn nửa kho, nửa rang, cứ hay đảo đi đảo lại cho nóng, nên các miếng thịt tạo keo, dính bết vào nhau và quắt lại, cộng với một đĩa bắp cải luộc và một âu nước luộc bắp cải. Ăn luôn mấy bữa như thế, cuối cùng, tôi phát hiện ra chan nước luộc bắp cải, đã được đánh dấm bằng bột canh và mì chính thấy dễ nuốt hơn cả. Ngọc, sau khi đi ca khoan về, dịch bắn bẩn hết người, tranh thủ tắm, vào mặc quần áo, cứ xuýt xoa kêu rét, vì tắm bằng nước lạnh, ngay cạnh “bể nước” tạo bởi ni lông, giữa trời, trong khi nhiệt độ ngoài trời hôm đó chỉ 17-18 độ. Thế thì làm sao mà không rét! Quả tình, tôi không tắm được nước lạnh, giữa trời, trong nhiệt độ như thế. Triển, một kíp trưởng trẻ, mới lấy vợ vài tháng nay nói với tôi rưng rưng: Cháu nhớ vợ cháu lắm. Chỉ mong mau chóng hoàn thành lỗ khoan để về với vợ đôi ngày, mà bị kẹt thế này chẳng biết bao giờ xong, chẳng biết lúc nào mới về được. Cháu nhớ vợ quá. Phúc đế thêm: Đấy, bác thấy, không kể lương thì thấp, trẻ như chúng cháu, cứ ở trên công trường, các lỗ khoan nơi đồi núi, hết lỗ này lại sang lỗ khác, chỉ toàn đàn ông ở với nhau, thì thử hỏi bác làm sao, bao giờ thì mới lấy được vợ. Kíp trưởng Tuấn, đã làm lâu năm trong nghề khoan thì bảo, ở ngoài có nơi thuê anh trả lương cao, song anh đắn đo rồi không đi. “Không phải lời mời đó không hấp dẫn. Nhưng vì tôi làm chỉ còn ít thời gian nữa thì đủ chế độ nghỉ hưu, nên đành ở lại; ở lại làm lương thấp như thế này, nói thật với nhà báo, thấy mệt và thấy chán lắm rồi. Cánh thợ trẻ, mà chả cứ, cánh thợ lành nghề, một khi đồng lương không hấp dẫn, có chỗ hấp dẫn hơn, chắc chắn họ sẽ bỏ đi. Người đắn đo như tôi có không nhiều đâu”…

Khuấy tạo dung dịch để cấp cho máy khoan
 
Trong đời làm báo của tôi, đã ngót 30 năm, có dịp nhiều lần đến với những người làm nghề địa chất, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tôi về nghề này là sự gian khổ, sự chịu đựng của họ. Nói riêng về nghề khoan địa chất, khi đã bắt đầu khoan là họ làm không ngừng nghỉ, thay nhau làm 24/24 tiếng, hết ngày này qua ngày khác, tháng này sang tháng khác, bởi đặc thù, đang khoan mà dừng không khoan tiếp, lỗ khoan sẽ xảy ra sự cố, phổ biến là kẹt cần, vì địa tầng trong lòng đất không yên tĩnh, luôn chuyển động gây bó chặt, mút chặt cần khoan. Bao giờ hoàn thành lỗ khoan, nghiệm thu xong họ mới “xuống núi”, về nhà nghỉ ít hôm để chuẩn bị lại “lên núi” thực thi một lỗ khoan mới. Địa chất là một nghề đặc thù, sản phẩm họ làm ra là đặc biệt quan trọng, nên phải có chế độ đãi ngộ riêng, kể cả về vật chất lẫn tinh thần thì họ mới trụ vững được với nghề, trung thực với nghề, nhất là thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Anh Quất bảo: Lương tổ trưởng như tôi bây giờ ít nhất phải khoảng 10 triệu đồng trở lên; thợ phụ – bậc thấp nhất cũng phải 4-5 triệu một tháng thì mới tạm là ổn. Đó là không kể cấp trên còn phải có biện pháp, hình thức như thế nào đó kích thích đời sống tinh thần sao cho những người như chúng tôi luôn sống nơi đồi cao, khe sâu, núi thẳm, nay đây mai đó cảm thấy yêu nghề, luôn vui vẻ với công việc, chứ thực tế hiện nay, lương thì thấp mà đời sống tinh thần của chúng tôi thì đang nghèo nàn, đơn điệu lắm…
 
Lỗ khoan BB117 bắt đầu từ 10/1/2012, dự kiến đến 15-20/3 thì xong. Vậy mà nó bị hai lần sự cố, lần đầu mất hơn 3 ngày, lần hai, khi tôi ngồi viết bài này đã là 28/3, tức đã vượt dự kiến hơn 8 ngày, gọi điện hỏi lại Tổ trưởng Quất, sự cố vẫn chưa khắc phục xong, đã qua 11 ngày. Hỏi đã chụp được chỗ cần kẹt chưa, anh bảo đã chụp được rồi, đã tháo, kéo được một số đoạn cần, còn 5 đoạn cần nữa (mỗi cần dài khoảng 4,5 mét, thường được ráp nối trước, thành một đoạn cần dài 9 mét; 5 đoạn cần như Quất nói, chưa “lôi” lên được, tức 45 mét). Lại hỏi bao giờ thì xong, có xong được không. Quất vẫn bình tĩnh trả lời, nhưng nghe qua điện thoại, cảm thấy giọng nói có phần mỏi mệt: Chẳng biết thế nào được đâu! Vẫn phải hy vọng thôi anh ạ.

[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/len-rung-nghe-chuyen-bep-nuc-cua-tho-khoan-dia-chat-1382.htm” button=”Theo vinacomin”]

Bài trước

Cập nhật Về Địa chất mà tắm khoáng nóng… –

Bài sau

Cập nhật Tự tin đảm nhận công trình khó, phần việc khó –

Bài sau
Cập nhật Công điện của Thủ tướng thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016 –

Cập nhật Tự tin đảm nhận công trình khó, phần việc khó –

Chuyên mục

  • Ẩm thực (94)
  • Ăn Ăn Uống Uống (1)
  • Android (1)
  • Chưa phân loại (1)
  • Chuyện lạ (229)
  • Du lịch (1)
  • Đời sống (156)
  • Gia đình (411)
  • Giới trẻ (200)
  • iOS (1)
  • Khoa học thường thức (1)
  • Mẹo vặt (3)
  • Tài chính (66)
  • Tâm sự (109)
  • Thể thao (10)
  • Tin tức (5.048)

Tin phổ biến

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed
GEOSIMCO

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chuyên mục

  • Ẩm thực
  • Ăn Ăn Uống Uống
  • Android
  • Chưa phân loại
  • Chuyện lạ
  • Du lịch
  • Đời sống
  • Gia đình
  • Giới trẻ
  • iOS
  • Khoa học thường thức
  • Mẹo vặt
  • Tài chính
  • Tâm sự
  • Thể thao
  • Tin tức
  • Privacy Policy

LIÊN KẾT

Bitcoin news Vay tiền online

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

sancrypto.net
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Home

© 2020 - 2024 by GEOSIMCO.VN

apkfrlegends.com igram.dev