Các “nhà” mà chúng tôi đề cập ở đây bao gồm: chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thiết kế, đơn vị thi công và các cơ quan liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng công trình. Chức năng nhiệm vụ của các “nhà” đã được quy định rất rõ trong các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng; quản lý chất lượng công trình và nhiều văn bản liên quan khác (Nghị định Số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chấ
Chuyện “hành”…
Mới đây, gặp mấy anh thợ đào lò của một đơn vị chuyên đào lò đang thi công trong dự án nâng công suất của công ty D., tôi hỏi thăm xem thu nhập của họ ra sao? Họ mới bảo, dạo này làm ăn khó lắm. Lại hỏi, khó là khó thế nào? Trả lời: Thiếu goòng! Muốn có goòng, các anh phải bỏ tiền túi mua. Nghe sự lạ, tôi mới tìm hiểu. Thì ra, gương lò mà các anh thi công cùng chung hệ thống vận tải với khu vực khai thác của chủ đầu tư. Hàng ca, goòng, tàu điện, tời trục ưu tiên phục vụ cho sản xuất than; các anh đào lò – là đơn vị làm thuê (bên B) “hãy đợi đấy!”; muốn có goòng để vận chuyển đất đá phải bỏ tiền túi hối lộ ông trưởng ca hoặc cán bộ điều khiển sản xuất của bên A, họ mới điều goòng, nhường đường vận tải cho. Đây chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng chuyện nhỏ này gây không ít phiền toái và ách tắc cho đơn vị đào lò. Mọi nỗ lực của đơn vị đào lò trong công tác chuẩn bị lực lượng,chuẩn bị phương tiện v.v nhưng có ca, công nhân xuống lò phải chờ đợi chỉ vì một ách tắc nhỏ như thiếu goòng, thiếu hơi (khí ép), thiếu nước phục vụ cho khoan v.v.

Ông Nguyễn Công Minh, Giám đốc Công ty XDM hầm lò 2
Tại một gương lò đá đang thi công, chúng tôi thấy gương lò đã tiến xa mấy trăm mét, nhưng đường săt, hệ thống thoát nước vẫn tạm thời. Nóc lò nước dội xuống như mưa, nền lò nhão nhoét, tà vẹt đường sắt tạm bị lún, tàu điện chở đoàn goòng liên tục bị “cặm” (bánh trật khỏi đường ray). Tôi mới hỏi một cán bộ của đơn vị thi công rằng, sao không làm hệ thống thoát nước và đường sắt cố định để phục vụ thi công, sau đó phục vụ sản xuất luôn? Ông cán bộ nọ giải thích, chúng tôi cũng muốn làm như vậy nhưng công việc này thuộc về chủ đầu tư.
Không chỉ đường sắt, hệ thống thoát nước trong quá trình thi công làm tạm, mà hầu hết các công trình trên mặt đất của dự án cũng vậy. Đơn vị thi công đều tự làm nhà tời, trạm điện v.v.để phục vụ thi công. Đây mới là chuyện lớn. Đến Tràng Khê, nơi Công ty xây dựng Mỏ Hầm lò 2 đang thi công Dự án khai thác mỏ hầm lò, công suất 1,2 triệu tấn/ năm và đến Khe Chàm, nơi Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 đang thi công Dự án hầm lò Khe Chàm III, công suất 2,5 triệu tấn/ năm, chúng tôi đều thấy sân công nghiệp của các dự án hầm lò đang triển khai thật ngổn ngang, tạm bợ. Hầu hết các công trình trên mặt đất phục vụ sản xuất như nhà giao ca, nhà đèn, nhà ăn, nhà tắm, trạm điện, trạm nén khí v.v đều làm tạm, do các nhà thầu xây dựng để phục vụ thi công các hạng mục công trình dưới hầm lò. Sau khi kết thúc dự án (phần hầm lò) các công trình tạm sẽ dỡ bỏ. Sự tạm bợ này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ đào lò; ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân xây lắp mà còn gây lãng phí rất lớn.
Nhìn cảnh tạm bợ nêu trên nhiều người thắc mắc, tại sao khi lập dự án, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn không “sắp lịch” để đồng thời vừa thi công các hạng mục dưới hầm lò và các hạng mục chính trên mặt bằng sân công nghiệp, để công nhân xây lắp đỡ khổ, lại tránh được lãng phí xây công trình tạm, sau đó phá dỡ đi? Phải chăng, đây là biểu hiện của sự phối hợp thiếu chặt chẽ gữa các “nhà” với nhau!
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng mỏ hầm lò vừa qua đã vạch rõ, việc lập lịch và tổ chức xây dựng của dự án lâu nay chưa được chủ đầu tư, đơn vị tư vấn quan tâm. Hiện nay, tình trạng xác định việc “tổ chức xây dựng” trong các dự án còn xa với thực tế. Tốc độ đào lò theo lý thuyết, các thiết bị chưa sát với từng điều kiện cụ thể của từng dự án; chưa đề xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến v.v. nên khi xây dựng tổng tiến độ dự án sai khác với thực tế, không thể tuân theo tổng tiến độ.

Ông Ngô Hoàng Ngân, Giám đốc Công ty than Khe Chàm
Chúng tôi được nghe các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn, các nhà quản lý đánh giá cao về sự phối hợp giữa các “nhà” trong triển khai dự án xuống sâu Mỏ than Núi Béo. Đây là dự án khai thông mở vỉa bằng giếng đứng, quy mô lớn, công nghệ hiện đại, lần đầu tiên do các đơn vị trong Tập đoàn thiết kế và thi công, trong đó một số hạng mục yêu cầu kỹ thuật cao, có sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài. Chủ đầu tư dự án là Công ty than Núi Béo, đơn vị tư vấn thiết kế là Viện KHCN mỏ, đơn vị thi công là Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 và VMC, tham gia chế tạo các thiết bị cơ khí.
Để triển khai dự án này, Tập đoàn thành lập ban chỉ đạo do ông Phạm Văn Mật, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn – Giám đốc Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh làm tổng chỉ huy. Hàng tháng, các “nhà chụm lại” họp, kiểm điểm đánh giá công việc thực hiện tháng trước, rút ra những khó khăn vướng mắc và cùng nhau bàn bạc tháo gỡ khó khăn, ách tắc. Với tinh thần trách nhiệm cao, các nhà đã “chụm” lại, tạo thành sức mạnh tổng hợp, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn tuân thủ các quy định của Chính phủ về trách nhiệm của các đơn vị tham gia quản lý dự án và quản lý chất lượng công trình. Mong sao, các dự án đã và đang triển khai, các “nhà” cũng “chụm” lại với nhau như ở Dự án xuống sâu Mỏ Núi Béo.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/lam-gi-de-day-nhanh-tien-do-xay-dung-mo-ham-lo-ky-3-cac-nha-can-chum-lai-1458.htm” button=”Theo vinacomin”]