Mấy anh bạn tôi ở một số tờ báo khác chưa bao giờ được xuống vùng Mỏ. Nghe thợ mỏ có nhiều điều hay lắm mới tổ chức chuyến đi thực tế tại các mỏ. Họ chọn một đơn vị sản xuất than hầm lò có độ sâu nhất và một đơn vị khai thác lộ thiên. Đó là Công ty than Hà lầm, đang triển khai xuống khai thác tại mức âm 300, Công ty than Mông Dương đang khai thác ở mức âm 250 và Công ty than Núi Béo có sản lượng khai thác trên 2,5 triệu tấn/năm (KH 2012). Đến đâu, các bạn cũng thích thú với những nét khác biệt c
Người thợ suốt ca làm việc trong lò sâu, quần áo, mặt mũi đen nhẻm, bê bết bụi than nên khi ra lò việc đầu tiên là phải tắm. Thợ lò có một kiểu “Tắm tiên tập thể sau tan ca” rất độc đáo. Lúc đầu, mấy người khách mới đến còn tỏ ra ngại ngùng. Nhưng sau rồi tự nhiên hết vì đã vào nhà tắm, ai cũng như vậy. Hàng trăm người tan ca cùng có thể vào tắm ào ào trong một nhà tắm lớn. Quần áo, ủng mũ đi làm vào nhà tắm là trút hết để các chị phục vụ giặt chuẩn bị cho ca sau. Trước khi tắm, thợ lò Công ty than Mông Dương còn được sục trong một bể nước ấm. Vừa tắm vừa tán chuyện vui vẻ. Nước nóng theo đường ống dẫn về các phòng, thợ lò thoả sức xả nước, kỳ cọ. Hơi nóng bốc nghi ngút tạo thành lớp sương khói trộn lẫn mùi xà phòng thơm, mùi dầu gội, mùi mồ hôi, mùi than… rất khác biệt mà không ở đâu có được.
Nhà thơ Ngô Tiến Cảnh khi đến mỏ Mông Dương tắm kiểu thợ lò rồi viết: “… Nỗi nhớ thành tiên dưới vòi nước xiết/Ta làm khăn lau những ngực căng phồng…” Hầu như tất cả các đơn vị khai thác hầm lò ở vùng Than đều thành lập hẳn một phân xưởng chuyên lo việc tắm, giặt cho thợ lò. Nhà giặt đặt những chiếc máy giặt, máy vắt công nghiệp cỡ lớn, mỗi ca chị em giặt hàng nghìn bộ quần áo. Nhưng năm trước chị em nhà giặt còn tổ chức vá quần áo bảo hộ cho thợ, nay thì nhiều đơn vị không phải vá nữa, cứ áo rách thay ngay áo mới, ủng rách là đổi. Hầu như tất cả các mỏ hầm lò ở vùng Than, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, đều tổ chức tắm, giặt cho thợ lò như vậy. Thợ cũng đã quen với việc tắm giặt và tiện nghi như thế. Nên khi làm việc mặt mũi đen nhẻm, nhưng sau ca thì mặt mày hồng hào sáng sủa, thợ lò về nhà bằng xe ca chở công nhân của mỏ. Xe có máy lạnh, âm nhạc du dương.
Và ăn ca…
Khi tắm gội xong người thợ vào nhà ăn. Bữa ăn sau ca hay trước ca của thợ lò được gọi là ăn định lượng, thợ không phải bỏ tiền, mà mỏ tính vào chi phí sản xuất. Tiền này chi hết vào việc ăn, nên đa phần các mỏ đã tổ chức ăn theo kiểu tự chọn. Giống như ăn sáng ở các khách sạn hạng sang, mấy chục món, món nào ngon miệng thì ăn nhiều, món không thích thì không ăn. Có điều, khác với các khách sạn và đã thành nếp, thợ lò ăn đủ, ăn no chứ không bao giờ lấy thừa để phải đổ đi. Nhà ăn tự chọn đầu tiên là của Công ty than Mông Dương, bây giờ đã phổ biến ở hầu hết các đơn vị hầm lò khác. Một số cán bộ của ngành y tế Dự phòng đã nhiều năm làm công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định, ăn uống của thợ lò bây giờ đã sạch, đã tốt, bữa ăn cung cấp đủ calo cho những người thợ làm công việc nặng nhọc. Nhà ăn cũng đã được xây dựng khang trang. Nhà tầng, các phòng đều lắp máy lạnh, bàn ghế sạch, đẹp, nước uống, nước rửa tay đầy đủ. Nhiều nơi còn bố trí nhạc nhẹ, cứ tựa như ở một khách sạn tầm cỡ. Đó là ăn định lượng.
Ngoài ăn định lượng, thợ lò còn ăn bồi dưỡng giữa ca. Tuỳ theo từng mỏ nhưng đã phần các mỏ đều tổ chức cho công nhân ăn bánh mỳ, uống sữa tươi hoặc sữa đậu nành. Có nơi ăn cơm hộp. Cơm hoặc bánh mỳ, sữa được đưa vào tận trong lò. Bánh mỳ, sữa đậu nành, cơm… được các đơn vị tự chế biến nên cũng rất khác. Đặc biệt là bánh mỳ mỏ ngon hơn rất nhiều bánh bên ngoài. Nhiều người thân được công nhân mang bánh mỳ về ăn cứ tấm tắc khen ngon. Bánh mỳ mỏ đã trở thành thương hiệu của vùng mỏ… Thợ lò ăn bồi dưỡng ngay trong lò, khi mặt mũi vẫn còm lấm lem, mồ hôi ướt đẫm. Công việc vất vả, tiêu hao nhiều năng lượng nên thợ lò ăn bữa bồi dưỡng rất ngon lành. Ăn xong tráng miệng bằng nước cũng được đồng nghiệp mang xuống, ngồi nghỉ ngơi, tán gẫu vài câu chuyện vui rồi lại tiếp tục công việc.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/khac-biet-tho-lo-3320.htm” button=”Theo vinacomin”]