Tuần qua, thị trường kim loại quý khá ảm đạm khi hơn một tỷ dân châu Á đón Tết cổ truyền. Ngoài ra, nhiều nhà giao dịch cũng muốn “xả hơi” ở thời điểm trước thềm phiên họp của Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) – diễn ra tại Mátxcơva ngày 16/2.
Kết thúc phiên họp ở Mátxcơva, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 cam kết sẽ kiên quyết đấu tranh với nạn tội trốn thuế và không đặt ra mục tiêu tỷ giá hối đoái đặc biệt, vốn là nguyên nhân chính có thể gây ra một cuộc chiến tiền tệ.
Lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng G-20 hy vọng rằng với thông điệp này sẽ trấn an được thị trường quốc tế rằng các nước đều đồng thuận về giải pháp ngăn chặn cuộc chiến kinh tế thông qua việc đua nhau phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay.
Nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – sụt giảm mạnh trong tuần nước này đón Tết Nguyên đán. Giá vàng trong phiên giao dịch ngày 15/2 đã rơi xuống mức đáy của 6 tháng qua (1.598,23 USD/ounce), trong khi giá paladi vọt lên 777 USD/ounce, mức cao nhất trong 17 tháng qua, do sản lượng tại Nam Phi sụt giảm.
Trên thị trường vàng London cuối phiên 15/2, giá vàng giảm xuống 1.612,25 USD/ounce, so với mức 1.668,25 USD/ounce của tuần trước đó. Cùng kỳ, giá bạc cũng giảm từ 31,52 USD/ounce xuống 30,18 USD/ounce.
Trong khi đó, chốt phiên 15/2 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng 4/2013 giảm 28 USD xuống 1.607,5 USD/ounce, giảm 1,71% so với phiên trước đó.
Chuyên gia phân tích Suki Cooper thuộc Barclays nhận định giá vàng đã chạm sàn do thiếu vắng nhu cầu từ Trung Quốc.
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng của thế giới đã sụt giảm trong năm 2012, ghi dấu lần giảm đầu tiên kể từ năm 2009, do nhu cầu của thị trường Ấn Độ giảm tới 12% xuống 864,2 tấn. Cụ thể, nhu cầu của thị trường toàn cầu đối với kim loại quý này năm 2012 đứng ở mức 4.405,5 tấn, giảm 3,85% so với năm 2011. Nhu cầu vàng của người tiêu dùng sụt giảm đã được bù đắp phần nào khi nhu cầu của các nhà đầu tư có tổ chức và của các ngân hàng trung ương tăng.
Các nhà giao dịch Trung Quốc được dự báo sẽ “kích hoạt” giá vàng khi họ quay lại thị trường vào đầu tuần tới sau kỳ nghỉ dài. Đồng USD mạnh lên so với đồng yên và đồng euro cũng đang gây sức ép với vàng, trong bối cảnh hoạt động chế tạo tại New York đi lên trong tháng 2/2013, lần tăng đầu tiên trong 7 tháng qua. Nhu cầu đầu tư vào vàng đã dịu đi trong những tháng qua khi những biện pháp kích thích tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) không đủ sức giúp vàng bật lên trên ngưỡng 1.800 USD/ounce và kinh tế Mỹ có dấu hiệu mạnh lên./.
Lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng G-20 hy vọng rằng với thông điệp này sẽ trấn an được thị trường quốc tế rằng các nước đều đồng thuận về giải pháp ngăn chặn cuộc chiến kinh tế thông qua việc đua nhau phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay.
Nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – sụt giảm mạnh trong tuần nước này đón Tết Nguyên đán. Giá vàng trong phiên giao dịch ngày 15/2 đã rơi xuống mức đáy của 6 tháng qua (1.598,23 USD/ounce), trong khi giá paladi vọt lên 777 USD/ounce, mức cao nhất trong 17 tháng qua, do sản lượng tại Nam Phi sụt giảm.
Trên thị trường vàng London cuối phiên 15/2, giá vàng giảm xuống 1.612,25 USD/ounce, so với mức 1.668,25 USD/ounce của tuần trước đó. Cùng kỳ, giá bạc cũng giảm từ 31,52 USD/ounce xuống 30,18 USD/ounce.
Trong khi đó, chốt phiên 15/2 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng 4/2013 giảm 28 USD xuống 1.607,5 USD/ounce, giảm 1,71% so với phiên trước đó.
Chuyên gia phân tích Suki Cooper thuộc Barclays nhận định giá vàng đã chạm sàn do thiếu vắng nhu cầu từ Trung Quốc.
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng của thế giới đã sụt giảm trong năm 2012, ghi dấu lần giảm đầu tiên kể từ năm 2009, do nhu cầu của thị trường Ấn Độ giảm tới 12% xuống 864,2 tấn. Cụ thể, nhu cầu của thị trường toàn cầu đối với kim loại quý này năm 2012 đứng ở mức 4.405,5 tấn, giảm 3,85% so với năm 2011. Nhu cầu vàng của người tiêu dùng sụt giảm đã được bù đắp phần nào khi nhu cầu của các nhà đầu tư có tổ chức và của các ngân hàng trung ương tăng.
Các nhà giao dịch Trung Quốc được dự báo sẽ “kích hoạt” giá vàng khi họ quay lại thị trường vào đầu tuần tới sau kỳ nghỉ dài. Đồng USD mạnh lên so với đồng yên và đồng euro cũng đang gây sức ép với vàng, trong bối cảnh hoạt động chế tạo tại New York đi lên trong tháng 2/2013, lần tăng đầu tiên trong 7 tháng qua. Nhu cầu đầu tư vào vàng đã dịu đi trong những tháng qua khi những biện pháp kích thích tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) không đủ sức giúp vàng bật lên trên ngưỡng 1.800 USD/ounce và kinh tế Mỹ có dấu hiệu mạnh lên./.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tin-tuc-hoat-dong/thi-truong-vang-tram-lang-trong-dip-tet-o-chau-a-4180.htm” button=”Theo vinacomin”]