Quảng Ninh không chỉ có những tiềm năng to lớn về kinh tế mà cả về văn hóa. Đó là vùng văn hóa công nghiệp than, đặc trưng và tiêu biểu cho văn hóa giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là những nét riêng độc đáo trong văn hóa của 22 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn…Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả Ngh
Qua 15 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết TƯ 5 đã có tác động tích cực đến các mặt chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh. Trong xã hội, truyền thống đoàn kết và đạo lý dân tộc được phát huy và trở thành nội lực để người dân phát triển kinh tế, giúp đỡ nhau “xóa đói giảm nghèo”. Từ triển khai NQ, công tác xây dựng con người, gia đình và cộng đồng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh được chú trọng. Nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được duy trì phát triển, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Các di sản văn hóa được quan tâm đầu tư, tôn tạo và phát huy giá trị. Sự nghiệp văn học nghệ thuật, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ được quan tâm phát triển…Việc thực hiện Nghị quyết được gắn với các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Có thể khẳng định, Nghị quyết TƯ 5, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đi vào đời sống của từng nhà, từng thôn xóm, khu dân cư và nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng sâu rộng của các tầng lớp nhân dân. Các hủ tục lạc hậu từng bước được loại bỏ; văn hóa ngoại lai, mê tín, dị đoan được ngăn chặn và dần hình thành nếp sống văn minh; khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống.
Tiếp tục chú trọng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
Nhiều di sản văn hóa (DSVH) vật thể và phi vật thể trên địa bàn đã được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hóa đã thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.
Đến nay, toàn tỉnh có 626 di tích đã được kiểm kê, 125 di tích được xếp hạng, trong đó 64 di tích được xếp hạng quốc gia (3 di tích quốc gia đặc biệt), 61 di tích cấp tỉnh. Các di tích này cùng với hệ thống các DSVH vật thể, phi vật thể trong tỉnh là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Văn hóa các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Để gìn giữ vốn văn hóa này, Quy hoạch Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2020 đề ra nhiệm vụ xây dựng 4 trung tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống của các dân tộc: Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay ở một số địa phương, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa, kinh tế du lịch và phát triển đời sống dân sinh.
Không ngừng mở rộng giao lưu văn hóa
Với vị trí địa lý là tỉnh biên giới, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) nên công tác đối ngoại, ngoại giao nhân dân được các cấp, các ngành Quảng Ninh đặt lên hàng đầu, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước có giao lưu văn hóa với Quảng Tây về một số mặt từ những năm 1992, 1993. Tỉnh cũng cử nhiều đoàn cán bộ đi trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật ở một số nước cũng như đón tiếp các đoàn của các nước tới làm việc, trao đổi kinh nghiệm.
Hàng năm, trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Hạ Long đều có các đoàn nghệ thuật của các nước thuộc khu vực và châu lục: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc… tham gia. Đặc biệt, 10 năm liền đã có cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật hát đối trên sông – một hoạt động gây ấn tượng giữa nhân dân 2 địa phương: Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc).
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/quang-ninh-mien-di-san-dac-sac-6290.htm” button=”Theo vinacomin”]