Cách đây chừng dăm năm, sau khi sửa chữa nâng cấp đường Nguyễn Văn Cừ (Tp. Hạ Long), người ta trồng ở dải phân cách các loại cây cảnh như sữa, cọ cảnh… Dải phân cách đang đẹp như công viên giữa Quốc lộ 18, bỗng nhiên bị phá bỏ để trồng cây mới. Sự việc này diễn ra vào mùa khô, trước Tết Nguyên đán. Cây mới trồng, chưa kịp bén rễ, lá tàn héo xác xơ. Tết năm đó dân Vùng mỏ bàn tán xôn xao về sự thay đổi này; thậm chí có người còn chỉ trích kịch liệt người “đẻ” ra nó, cho rằng, ông… phá hoại!…
Người ra chủ trương “phá hoại” này là ông Nguyễn Văn Tuấn, khi đó là Chủ tịch UBND Tp. Hạ Long; bây giờ ông là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).Tôi không quen biết ông Tuấn và cũng không biết nhiều về loài cây trên đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay; chỉ được nghe nhiều người dân Vùng mỏ nói rằng, đó là loài cây si cảnh, sức sống mãnh liệt, xanh tốt bốn mùa, tán rộng, mùa đông không trút lá, thích nghi với điều kiện khí hậu ở đây và phù hợp với đặc điểm của đường Nguyễn Văn Cừ – con đường nội thị, thuộc Quốc lộ 18, nối với Tp. Cẩm Phả, Cửa Ông, ra cửa khẩu Móng Cái; mật độ người và phương tiện tham gia giao thông rất cao. Bây giờ, tôi được nghe nhiều người dân khen, con đường này ngày càng đẹp; chủ trương của Thành phố ngày ấy cho thay thế loài cây này là đúng…
Câu chuyện nhỏ này xảy ra trên con đường xanh thẳm, mang tên người chiến sĩ cộng sản xuất sắc, có công lớn xây dựng phong trào cách mạng ở Vùng mỏ và vùng Đông Bắc – cựu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ – khiến tôi liên tưởng đến con đường lớn – “con đường xanh” trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Quảng Ninh; dù rằng, sự liên tưởng này không mấy logic tới vấn đề lớn mà chúng tôi muốn đề cập tới. “Con đường xanh” ở đây là định hướng mô hình tăng trưởng của tỉnh trong tiến trình đổi mới, không phải là con đường cụ thể.
Còn nhớ, bên thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh năm 2012, khi đồng nghiệp chúng tôi ở Báo Quảng Ninh phỏng vấn PGS.TS Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Quảng Ninh, ông Bí thư Tỉnh ủy đã nói tới “Tăng trưởng xanh”.
Lâu nay, ta thường nghe nói tới “Môi trường xanh”, “Công nghệ xanh” v.v gần đây mới thấy nói nhiều về “Tăng trưởng xanh”. Ở Vùng mỏ, nói tới “Môi trường xanh” thì mọi người đều biết, đều ghi nhận thành tựu này. Từ khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (năm 1994) đến nay, ngành Than Khoáng sản đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh lập lại trật tự trong khai thác vận chuyển, chế biến than; đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để làm các băng tải, đường tránh, chấm dứt tình trạng vận tải than trên đường Quốc lộ, qua các khu dân cư; làm các công trình xử lí nước thải; hoàn nguyên môi trường v.v. Môi trường Vùng mỏ ngày càng sạch hơn, xanh hơn, đẹp hơn. Vậy, “Tăng trưởng xanh” là gì?
“Tăng trưởng xanh” mà ông Bí thư Tỉnh ủy đề cập tới là vấn đề mới, mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, từ tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về “Tăng trưởng xanh”. “Tăng trưởng xanh” ở Việt Nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, đối phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm nạn đói nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đối với Quảng Ninh, trong phần trả lời phỏng vấn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ông Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để chuyển từ tăng trưởng “nóng” sang tăng trưởng “xanh”, từ phát triển chưa bền vững sang phát triển bền vững, từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo chiều sâu ở Quảng Ninh là sự cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Kết luận Hội nghị Trung ương 3 và Nghị quyết số 13/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 4. Ở Quảng Ninh, sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn xuất phát từ một điều kiện cụ thể nữa là nguồn thu đang phụ thuộc nhiều vào nguồn hữu hạn và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch so với tiềm năng, lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển bền vững chưa như mong muốn”. Để làm rõ nội dung trên, ông Bí thư nêu ví dụ, trong năm 2011, nguồn thu nội địa ở Quảng Ninh chủ yếu từ khoáng sản chiếm tỷ lệ 67%, thu từ cấp quyền sử dụng đất là 10%. Nếu chúng ta cứ phụ thuộc nhiều vào nguồn hữu hạn này thì sự phát triển sẽ không bền vững và sẽ là tăng trưởng “nóng”.
Rõ ràng, đây là tư duy mới, tư tưởng mới, con đường mới. Con đường mới này chắc chắn sẽ được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Quảng Ninh và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng tình ủng hộ. Bởi, chủ trương lớn này phù hợp với xu thế toàn cầu, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Quảng Ninh trong giai đoạn mới.
Người ra chủ trương “phá hoại” này là ông Nguyễn Văn Tuấn, khi đó là Chủ tịch UBND Tp. Hạ Long; bây giờ ông là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch).Tôi không quen biết ông Tuấn và cũng không biết nhiều về loài cây trên đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay; chỉ được nghe nhiều người dân Vùng mỏ nói rằng, đó là loài cây si cảnh, sức sống mãnh liệt, xanh tốt bốn mùa, tán rộng, mùa đông không trút lá, thích nghi với điều kiện khí hậu ở đây và phù hợp với đặc điểm của đường Nguyễn Văn Cừ – con đường nội thị, thuộc Quốc lộ 18, nối với Tp. Cẩm Phả, Cửa Ông, ra cửa khẩu Móng Cái; mật độ người và phương tiện tham gia giao thông rất cao. Bây giờ, tôi được nghe nhiều người dân khen, con đường này ngày càng đẹp; chủ trương của Thành phố ngày ấy cho thay thế loài cây này là đúng…
Câu chuyện nhỏ này xảy ra trên con đường xanh thẳm, mang tên người chiến sĩ cộng sản xuất sắc, có công lớn xây dựng phong trào cách mạng ở Vùng mỏ và vùng Đông Bắc – cựu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ – khiến tôi liên tưởng đến con đường lớn – “con đường xanh” trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Quảng Ninh; dù rằng, sự liên tưởng này không mấy logic tới vấn đề lớn mà chúng tôi muốn đề cập tới. “Con đường xanh” ở đây là định hướng mô hình tăng trưởng của tỉnh trong tiến trình đổi mới, không phải là con đường cụ thể.
Còn nhớ, bên thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh năm 2012, khi đồng nghiệp chúng tôi ở Báo Quảng Ninh phỏng vấn PGS.TS Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Quảng Ninh, ông Bí thư Tỉnh ủy đã nói tới “Tăng trưởng xanh”.
Lâu nay, ta thường nghe nói tới “Môi trường xanh”, “Công nghệ xanh” v.v gần đây mới thấy nói nhiều về “Tăng trưởng xanh”. Ở Vùng mỏ, nói tới “Môi trường xanh” thì mọi người đều biết, đều ghi nhận thành tựu này. Từ khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (năm 1994) đến nay, ngành Than Khoáng sản đã phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh lập lại trật tự trong khai thác vận chuyển, chế biến than; đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để làm các băng tải, đường tránh, chấm dứt tình trạng vận tải than trên đường Quốc lộ, qua các khu dân cư; làm các công trình xử lí nước thải; hoàn nguyên môi trường v.v. Môi trường Vùng mỏ ngày càng sạch hơn, xanh hơn, đẹp hơn. Vậy, “Tăng trưởng xanh” là gì?
“Tăng trưởng xanh” mà ông Bí thư Tỉnh ủy đề cập tới là vấn đề mới, mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, từ tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về “Tăng trưởng xanh”. “Tăng trưởng xanh” ở Việt Nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, đối phó biến đổi khí hậu, góp phần giảm nạn đói nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đối với Quảng Ninh, trong phần trả lời phỏng vấn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ông Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để chuyển từ tăng trưởng “nóng” sang tăng trưởng “xanh”, từ phát triển chưa bền vững sang phát triển bền vững, từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo chiều sâu ở Quảng Ninh là sự cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Kết luận Hội nghị Trung ương 3 và Nghị quyết số 13/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 4. Ở Quảng Ninh, sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn xuất phát từ một điều kiện cụ thể nữa là nguồn thu đang phụ thuộc nhiều vào nguồn hữu hạn và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch so với tiềm năng, lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển bền vững chưa như mong muốn”. Để làm rõ nội dung trên, ông Bí thư nêu ví dụ, trong năm 2011, nguồn thu nội địa ở Quảng Ninh chủ yếu từ khoáng sản chiếm tỷ lệ 67%, thu từ cấp quyền sử dụng đất là 10%. Nếu chúng ta cứ phụ thuộc nhiều vào nguồn hữu hạn này thì sự phát triển sẽ không bền vững và sẽ là tăng trưởng “nóng”.
Rõ ràng, đây là tư duy mới, tư tưởng mới, con đường mới. Con đường mới này chắc chắn sẽ được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Quảng Ninh và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng tình ủng hộ. Bởi, chủ trương lớn này phù hợp với xu thế toàn cầu, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Quảng Ninh trong giai đoạn mới.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/con-duong-xanh-tham-6449.htm” button=”Theo vinacomin”]