Mặc dù là người trong Ngành và đã từng làm thợ mỏ, nhưng tôi vẫn còn quá nhiều bất ngờ khi đến với những độ âm sâu mà những người thợ mỏ đang làm việc. Tôi thực sự cảm phục về những công trình hầm mỏ hiện đại của những người thợ mỏ hết sức giản dị, bình thường.
Trời lất phất mưa, Kỹ sư Phạm Công Hương bước trên mặt bằng sân công nghiệp Công ty CP than Hà Lầm nhưng ở một cương vị khác. Trước đây ông làm giám đốc tại Công ty này nhiều năm. Ông vinh dự là một trong những người đầu tiên đặt chân đến mức sâu -300 trong lòng đất – mức sâu nhất hiện nay trong ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam. Giờ đây với cương vị Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2 – đơn vị chuyên đi đào lò xây dựng các dự án hầm lò xuống sâu, ông đến để chỉ đạo anh em công nhân thi công nhiều gương lò trong dự án này. “Nhà báo sẽ được chứng kiến những công trình hiện đại do những người thợ mỏ bình dị làm lên” – ông Hương vui vẻ nói.
Tời giếng lao vun vút. Trong nháy mắt, màn đêm đã ập xuống. Những chiếc đèn lò đeo trên đầu chúng tôi bỗng trở nên giá trị vô cùng. Chưa đầy 10 phút, chúng tôi đã có mặt tại mức -300, tương đương với độ cao của một toà nhà gần 100 tầng. “Thùng skip đưa chúng ta vừa xuống có thời điểm tốc độ nhanh nhất đạt 7m/s. Thợ lò giờ đi lại rất nhanh, không vất vả như trước nữa” – Kỹ sư Nguyễn Bá Sinh, Quản đốc Công trường Đào lò 26-3, Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2 nói. Sở dĩ tên công trường của Quản đốc Sinh được đặt tên là 26-3 vì Sinh còn là Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty. Sinh là một quản đốc trẻ, sinh năm 1985. Sinh có vóc dáng người to khoẻ. Anh bước phăm phăm trên con đường lò sũng nước.
Tại sân ga mức -300 dự án đưa mỏ xuống sâu bằng hệ thống giếng đứng của Công ty Cổ phần than Hà Lầm, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi như được lạc vào một thành phố ngầm hiện đại. Đường lò cao rộng, thẳng tắp. Ánh điện chiếu sáng vút tận phía cuối đường lò. Gió ào ào thổi trên bốn, năm ống gió treo trên đầu. Hiện nay toàn bộ hệ thống này đang được các đơn vị tập trung đào lò để khai thông hệ thống khai thác tại mức này. Tuy nhiên để tiến đến các vỉa than, một loạt hệ thống đường lò cần được đào như sân ga, hầm bơm, trạm điện. Tiếp theo đó là các hệ thống đường lò xuyên vỉa cắt vào vỉa than. Rồi đến các đường lò dọc vỉa. Sau cùng mới đến các đường lò khai thác. Một hệ thống đường lò hiện đại đan nhau, đến những người trong Ngành cũng phải luôn cầm trên tay tấm bản đồ để đi lại, điều hành dưới “thành phố ngầm” này.
Hiện công trường của Sinh đang đào hệ thống lò ngầm chứa nước, có tiết diện 16,9 mét vuông. Công trường anh 100% thợ đào lò đều là thanh niên. Sinh cho biết, tốc độ đào lò hiện nay các anh đang làm đạt bình quân 85 mét/tháng. Anh em thanh niên đều là thợ lò được Vinacomin đào tạo. Họ chủ yếu là những chàng trai đến từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương… những vùng quê bình dị. Vậy nhưng, những cỗ máy khoan Tam Rốc, những chiếc máy cào đá, những chiếc máy xúc đất đá… họ vận hành ầm ầm. Ca nào cũng vậy, sau mỗi một đợt mìn nổ, đất đá bung ra, tiếng máy lại ào ào xúc đất đá lên goòng và vận chuyển qua đường giếng đứng đưa lên mặt bằng.
Tại một gương lò gần đó, công trường Đào lò 6 còn đang thi công đường lò hầm bơm có tiết diện còn lớn hơn, lên tới 54 mét vuông. Nhìn đường lò như một hang động rộng mênh mông mới thực sự cảm nhận được công việc đòi hỏi kỹ thuật cao của thợ lò. Họ phải bắc thang để trèo lên nóc lò gia cố các vì chống dưới sự hỗ trợ của máy móc. Kỹ sư Phạm Văn Sơn, Quản đốc Công trường Đào lò số 6 cho biết, tổng chiều dài hầm bơm là 126 mét, đơn vị anh đào chỉ còn 4 mét nữa là hoàn thành nối liền đường lò này lên hầm đặt bơm mà công trường Sinh đang thi công. Đường lò này cao 8,5 mét, rộng 7 mét. Sau này, toàn bộ nước sẽ chảy dồn về đây và được bơm đẩy lên mặt đất.
Tời giếng lao vun vút. Trong nháy mắt, màn đêm đã ập xuống. Những chiếc đèn lò đeo trên đầu chúng tôi bỗng trở nên giá trị vô cùng. Chưa đầy 10 phút, chúng tôi đã có mặt tại mức -300, tương đương với độ cao của một toà nhà gần 100 tầng. “Thùng skip đưa chúng ta vừa xuống có thời điểm tốc độ nhanh nhất đạt 7m/s. Thợ lò giờ đi lại rất nhanh, không vất vả như trước nữa” – Kỹ sư Nguyễn Bá Sinh, Quản đốc Công trường Đào lò 26-3, Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 2 nói. Sở dĩ tên công trường của Quản đốc Sinh được đặt tên là 26-3 vì Sinh còn là Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty. Sinh là một quản đốc trẻ, sinh năm 1985. Sinh có vóc dáng người to khoẻ. Anh bước phăm phăm trên con đường lò sũng nước.
Tại sân ga mức -300 dự án đưa mỏ xuống sâu bằng hệ thống giếng đứng của Công ty Cổ phần than Hà Lầm, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi như được lạc vào một thành phố ngầm hiện đại. Đường lò cao rộng, thẳng tắp. Ánh điện chiếu sáng vút tận phía cuối đường lò. Gió ào ào thổi trên bốn, năm ống gió treo trên đầu. Hiện nay toàn bộ hệ thống này đang được các đơn vị tập trung đào lò để khai thông hệ thống khai thác tại mức này. Tuy nhiên để tiến đến các vỉa than, một loạt hệ thống đường lò cần được đào như sân ga, hầm bơm, trạm điện. Tiếp theo đó là các hệ thống đường lò xuyên vỉa cắt vào vỉa than. Rồi đến các đường lò dọc vỉa. Sau cùng mới đến các đường lò khai thác. Một hệ thống đường lò hiện đại đan nhau, đến những người trong Ngành cũng phải luôn cầm trên tay tấm bản đồ để đi lại, điều hành dưới “thành phố ngầm” này.
Hiện công trường của Sinh đang đào hệ thống lò ngầm chứa nước, có tiết diện 16,9 mét vuông. Công trường anh 100% thợ đào lò đều là thanh niên. Sinh cho biết, tốc độ đào lò hiện nay các anh đang làm đạt bình quân 85 mét/tháng. Anh em thanh niên đều là thợ lò được Vinacomin đào tạo. Họ chủ yếu là những chàng trai đến từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương… những vùng quê bình dị. Vậy nhưng, những cỗ máy khoan Tam Rốc, những chiếc máy cào đá, những chiếc máy xúc đất đá… họ vận hành ầm ầm. Ca nào cũng vậy, sau mỗi một đợt mìn nổ, đất đá bung ra, tiếng máy lại ào ào xúc đất đá lên goòng và vận chuyển qua đường giếng đứng đưa lên mặt bằng.
Tại một gương lò gần đó, công trường Đào lò 6 còn đang thi công đường lò hầm bơm có tiết diện còn lớn hơn, lên tới 54 mét vuông. Nhìn đường lò như một hang động rộng mênh mông mới thực sự cảm nhận được công việc đòi hỏi kỹ thuật cao của thợ lò. Họ phải bắc thang để trèo lên nóc lò gia cố các vì chống dưới sự hỗ trợ của máy móc. Kỹ sư Phạm Văn Sơn, Quản đốc Công trường Đào lò số 6 cho biết, tổng chiều dài hầm bơm là 126 mét, đơn vị anh đào chỉ còn 4 mét nữa là hoàn thành nối liền đường lò này lên hầm đặt bơm mà công trường Sinh đang thi công. Đường lò này cao 8,5 mét, rộng 7 mét. Sau này, toàn bộ nước sẽ chảy dồn về đây và được bơm đẩy lên mặt đất.
Tôi thầm nghĩ, những người thợ mỏ, họ thực sự là những người bình dị nhưng đang xây dựng nên những công trình hiện đại dưới lòng đất. Không phải ai cũng biết và hiểu rõ về công việc thầm lặng của những người thợ giản dị này nếu không một lần được đặt chân đến đây.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/con-nguoi-gian-di-va-nhung-cong-trinh-hien-dai-6451.htm” button=”Theo vinacomin”]