Ở Vàng Danh vừa diễn ra cuộc giao lưu ấm tình thợ mỏ cũ. Họ là lớp thợ mỏ có mặt xây dựng Mỏ than Vàng Danh từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau những năm tháng làm thợ được về nghỉ ngơi. Nhiều người lấy vùng đất mỏ làm quê hương, một bộ phận trở lại các miền quê, nhiều hơn cả là vùng quê Thái Bình.
Hôm nay, những cựu thợ mỏ hội ngộ trên mảnh đất mà cách đây ngót nửa thế kỷ, họ là những chàng trai mười tám, đôi mươi đem sức trẻ khai phá xây dựng Vàng Danh trở thành một mỏ sản xuất than hiện đại. Trong số họ có cả những người thợ được cử sang Liên Xô (cũ) học hỏi rồi trở về phục vụ mỏ. Vốn trọng những người thợ mỏ cũ của mình, lãnh đạo Công ty cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin đã dành cho cuộc giao lưu một tình cảm nồng ấm. Các đồng chí Bí thư Đảng bộ, Giám đốc, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể cùng các cán bộ đã niềm nở đón những người thợ mỏ cũ như đón những người thân trở về ngôi nhà chung. Tất cả đều hồ hởi ôm chầm lấy nhau, bồi hồi trào dâng một tình cảm như khí thế của những ngày “chòng cuốc trong tay ta vào lò” xưa kia.
Phòng họp ấm lên, ông Nguyễn Văn Trịnh, Giám đốc Công ty cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin xúc động: “Tập thể lãnh đạo và những người lao động của Công ty từ lâu đã mong đợi những người thợ mỏ cũ đến với Công ty, hôm nay các bác trở lại là niềm vui của trên 6.000 thợ mỏ Vàng Danh chúng tôi!”.
Ông Võ Hồng Việt, cựu thợ mỏ, người trước đây vào làm việc ca nọ, kíp kia không tiếc sức mình, có đêm được giao nhiệm vụ ông chỉ huy ca mình xếp tới 27 cũi lợn (thời kỳ chống lò bằng gỗ” làm nên một kỷ lục được bạn thợ gọi là “Võ Hùng Hục”. Ông Việt bồi hồi: “Nhớ lắm, lúc ấy vừa làm than, vừa đánh Mỹ nhưng vui như tết. Tôi nhớ cuối ca một ngày giáp tết năm ấy nhóm thợ chúng tôi đang vất vả căn mũi choòng trên đá rắn mỏ lò thì cụ Bùi Huy Đấng, Bí thư Đảng bộ áp sát lưng mà rằng: “Choòng quăn búa mẻ chà rắn thật nhưng rắn sao bằng chí khí ta!. Quân cán thời ấy động viên nhau là thế. Tôi mong mỏi các thế hệ tiếp nối đừng bao giờ nản chí trước những khó khăn hiện tại của nghề thợ mỏ!”.
Cựu thợ mỏ Nguyễn Hồng Phi với mái tóc bạc trắng bồi hồi nhớ lại: “Đã 45 năm kể từ ngày 15/11/1968, Bác Hồ dạy chúng ta “ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc”. Là lớp thợ lúc đó chúng tôi đã đem sức mình cùng hàng ngàn đồng nghiệp bám mỏ sản xuất và chiến đấu. Trên mảnh đất Vàng Danh này, bom đạn Mỹ đã cướp đi những đồng đội thợ mỏ của chúng ta. Giờ đây già cả rồi, chúng tôi không còn cơ hội tiếp tục cống hiến cho thợ mỏ, mong rằng con em mình thay chúng tôi hãy tranh thủ cống hiến xây dựng Công ty, xây dựng ngành mình trở thành một ngành kinh tế gương mẫu như lời Bác Hồ căn dặn năm xưa!”.
Ông Đoàn Mạnh Chế, một trong những thợ mỏ già đem về cuộc giao lưu một tình cảm khiến nhiều người xúc động. Là một người thợ trong đoàn thực tập nghề mỏ tại Liên Xô trước đây, khi về mỏ, ông trở thành một quản đốc hầm lò dày dạn kinh nghiệm. Năm 1976, ông Chế chỉ huy sản xuất ở một lò chợ đạt sản lượng 10 vạn tấn/năm, lập một kỷ lục mới của ngành, được Chủ tịch nước thưởng Huân chương Lao động hạng Hai cho đơn vị ông. Ông Chế bùi ngùi: “Nghề mỏ, có được chiến thắng phải có mất mát, hy sinh. Trong số những bạn thợ ngày ấy ra đi, tôi làm sao nguôi lòng mình khi nhớ tới bác Vũ Văn Tiếu, một thợ lò quê Thanh Hóa ngã xuống giữa tuổi 30 do một tai nạn tại lò chợ +389 vào đêm ca 3 tháng 6 năm 1978. Hôm nay vắng bác Tiếu tôi đau xót lắm, mong con cháu mình đang làm việc tại Công ty hãy xứng đáng với những mất mát, hy sinh của cha anh!”.
Các bác Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Xiếc, Nguyễn Như Hoan và nhiều cựu thợ mỏ không giấu nổi niềm vui, niềm xúc động khi được chứng kiến những đổi thay từ công nghệ khai thác mỏ đến các hệ thống, công trình phục vụ đời sống thợ mỏ hôm nay so với ngày các bác còn làm thợ đã đổi thay sâu sắc. Ý kiến bác nào cũng muốn nhắn gửi con cháu phát huy truyền thống thợ mỏ làm việc thật tốt xây dựng Công ty phát triển bền vững, xứng đáng với lớp người đi trước, xứng đáng với những mốc son phát triển của Công ty sau khi đạt được công suất ban đầu 600 ngàn tấn than/năm, tiếp tục vươn 1,4 triệu tấn; 2,4 triệu tấn rồi 3 triệu và trên 3 triệu tấn/năm như bây giờ.
Giám đốc Nguyễn Văn Trịnh xúc động bày tỏ lời tri ân với những người thợ mỏ đã góp nhiều công sức vào sự phát triển của Than Vàng Danh: “Chúng tôi đang triển khai những hoạt động thiết thực tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty (6/6/1964 – 6/6/2014). Chúng tôi xin được chuyển tới những người lao động trong Công ty những lời nhắn gửi thân tình hôm nay của các bác như là món quà thắm đượm ý nghĩa từ những người thợ mỏ cha anh, động viên, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay thêm vững tin, thêm quyết tâm vượt khó!”
Cuộc gặp mặt tuy ngắn nhưng dài tình lắm! Phút chót cuộc giao lưu vang lên nhịp tay hòa quyện âm sắc chung bài ca “Khi chúng tôi vào lò” của nhạc sỹ Trần Chung sáng tác trong một dịp về thăm Vàng Danh trước đây.
Hôm nay, những cựu thợ mỏ hội ngộ trên mảnh đất mà cách đây ngót nửa thế kỷ, họ là những chàng trai mười tám, đôi mươi đem sức trẻ khai phá xây dựng Vàng Danh trở thành một mỏ sản xuất than hiện đại. Trong số họ có cả những người thợ được cử sang Liên Xô (cũ) học hỏi rồi trở về phục vụ mỏ. Vốn trọng những người thợ mỏ cũ của mình, lãnh đạo Công ty cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin đã dành cho cuộc giao lưu một tình cảm nồng ấm. Các đồng chí Bí thư Đảng bộ, Giám đốc, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể cùng các cán bộ đã niềm nở đón những người thợ mỏ cũ như đón những người thân trở về ngôi nhà chung. Tất cả đều hồ hởi ôm chầm lấy nhau, bồi hồi trào dâng một tình cảm như khí thế của những ngày “chòng cuốc trong tay ta vào lò” xưa kia.
Phòng họp ấm lên, ông Nguyễn Văn Trịnh, Giám đốc Công ty cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin xúc động: “Tập thể lãnh đạo và những người lao động của Công ty từ lâu đã mong đợi những người thợ mỏ cũ đến với Công ty, hôm nay các bác trở lại là niềm vui của trên 6.000 thợ mỏ Vàng Danh chúng tôi!”.
Ông Võ Hồng Việt, cựu thợ mỏ, người trước đây vào làm việc ca nọ, kíp kia không tiếc sức mình, có đêm được giao nhiệm vụ ông chỉ huy ca mình xếp tới 27 cũi lợn (thời kỳ chống lò bằng gỗ” làm nên một kỷ lục được bạn thợ gọi là “Võ Hùng Hục”. Ông Việt bồi hồi: “Nhớ lắm, lúc ấy vừa làm than, vừa đánh Mỹ nhưng vui như tết. Tôi nhớ cuối ca một ngày giáp tết năm ấy nhóm thợ chúng tôi đang vất vả căn mũi choòng trên đá rắn mỏ lò thì cụ Bùi Huy Đấng, Bí thư Đảng bộ áp sát lưng mà rằng: “Choòng quăn búa mẻ chà rắn thật nhưng rắn sao bằng chí khí ta!. Quân cán thời ấy động viên nhau là thế. Tôi mong mỏi các thế hệ tiếp nối đừng bao giờ nản chí trước những khó khăn hiện tại của nghề thợ mỏ!”.
Cựu thợ mỏ Nguyễn Hồng Phi với mái tóc bạc trắng bồi hồi nhớ lại: “Đã 45 năm kể từ ngày 15/11/1968, Bác Hồ dạy chúng ta “ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc”. Là lớp thợ lúc đó chúng tôi đã đem sức mình cùng hàng ngàn đồng nghiệp bám mỏ sản xuất và chiến đấu. Trên mảnh đất Vàng Danh này, bom đạn Mỹ đã cướp đi những đồng đội thợ mỏ của chúng ta. Giờ đây già cả rồi, chúng tôi không còn cơ hội tiếp tục cống hiến cho thợ mỏ, mong rằng con em mình thay chúng tôi hãy tranh thủ cống hiến xây dựng Công ty, xây dựng ngành mình trở thành một ngành kinh tế gương mẫu như lời Bác Hồ căn dặn năm xưa!”.
Ông Đoàn Mạnh Chế, một trong những thợ mỏ già đem về cuộc giao lưu một tình cảm khiến nhiều người xúc động. Là một người thợ trong đoàn thực tập nghề mỏ tại Liên Xô trước đây, khi về mỏ, ông trở thành một quản đốc hầm lò dày dạn kinh nghiệm. Năm 1976, ông Chế chỉ huy sản xuất ở một lò chợ đạt sản lượng 10 vạn tấn/năm, lập một kỷ lục mới của ngành, được Chủ tịch nước thưởng Huân chương Lao động hạng Hai cho đơn vị ông. Ông Chế bùi ngùi: “Nghề mỏ, có được chiến thắng phải có mất mát, hy sinh. Trong số những bạn thợ ngày ấy ra đi, tôi làm sao nguôi lòng mình khi nhớ tới bác Vũ Văn Tiếu, một thợ lò quê Thanh Hóa ngã xuống giữa tuổi 30 do một tai nạn tại lò chợ +389 vào đêm ca 3 tháng 6 năm 1978. Hôm nay vắng bác Tiếu tôi đau xót lắm, mong con cháu mình đang làm việc tại Công ty hãy xứng đáng với những mất mát, hy sinh của cha anh!”.
Các bác Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Xiếc, Nguyễn Như Hoan và nhiều cựu thợ mỏ không giấu nổi niềm vui, niềm xúc động khi được chứng kiến những đổi thay từ công nghệ khai thác mỏ đến các hệ thống, công trình phục vụ đời sống thợ mỏ hôm nay so với ngày các bác còn làm thợ đã đổi thay sâu sắc. Ý kiến bác nào cũng muốn nhắn gửi con cháu phát huy truyền thống thợ mỏ làm việc thật tốt xây dựng Công ty phát triển bền vững, xứng đáng với lớp người đi trước, xứng đáng với những mốc son phát triển của Công ty sau khi đạt được công suất ban đầu 600 ngàn tấn than/năm, tiếp tục vươn 1,4 triệu tấn; 2,4 triệu tấn rồi 3 triệu và trên 3 triệu tấn/năm như bây giờ.
Giám đốc Nguyễn Văn Trịnh xúc động bày tỏ lời tri ân với những người thợ mỏ đã góp nhiều công sức vào sự phát triển của Than Vàng Danh: “Chúng tôi đang triển khai những hoạt động thiết thực tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty (6/6/1964 – 6/6/2014). Chúng tôi xin được chuyển tới những người lao động trong Công ty những lời nhắn gửi thân tình hôm nay của các bác như là món quà thắm đượm ý nghĩa từ những người thợ mỏ cha anh, động viên, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay thêm vững tin, thêm quyết tâm vượt khó!”
Cuộc gặp mặt tuy ngắn nhưng dài tình lắm! Phút chót cuộc giao lưu vang lên nhịp tay hòa quyện âm sắc chung bài ca “Khi chúng tôi vào lò” của nhạc sỹ Trần Chung sáng tác trong một dịp về thăm Vàng Danh trước đây.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/tieng-long-tho-mo-cu-6659.htm” button=”Theo vinacomin”]