Bộ Công thương đang soạn thảo một chỉ thị liên quan đến tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh than nhằm hạn chế tối đa việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh trái phép mặt hàng này.
Địa phương chưa mạnh tay
Trước đó, vào tháng 4/2014, Bộ đã thành lập Đoàn liên ngành để kiểm tra hoạt động kinh doanh than trên địa bàn Hải Phòng và Hải Dương – nơi được xem là bến sau cho các hoạt động buôn lậu than.
Tại Hải Dương, hiện có 60 tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến, kinh doanh than, phân bổ rải rác ở các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Tứ Kỳ, Chí Linh và TP. Hải Dương. Tại Hải Phòng, có 25 tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến và kinh doanh than, tập trung chủ yếu trên các tuyến sông tại Thủy Nguyên và Kiến An. Mặc dù khối lượng than tồn của các đơn vị qua kiểm tra không nhiều, nhưng thực trạng kinh doanh than tiềm ẩn nhiều cơ hội cho buôn lậu.
Báo cáo của Bộ Công thương cho hay, hầu hết các tổ chức, cá nhân kinh doanh than tại hai địa phương trên chưa bảo đảm điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BCT. Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh than chưa cập nhật kịp thời, hiểu rõ và nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh than. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh than tự phát; bến bãi, vị trí bến xuất nhận than, kho bãi chứa than không phù hợp với quy hoạch.
Tại Hải Phòng, trong năm 2013, hoạt động vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên các tuyến sông, biển vẫn xảy ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng. Trong năm 2013 và quý I/2014, Hải Phòng đã xử lý 32 vụ vi phạm, phạt hành chính 573 triệu đồng, tịch thu và phát mãi 13.110 tấn than, với giá trị hơn 8 tỷ đồng. Con số này không phải là quá lớn.
Năm 2013, lực lượng chức năng của tỉnh Hải Dương đã kiểm tra 22 tổ chức, cá nhân kinh doanh than trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, không có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý, mà chỉ nhắc nhở, hướng dẫn hoàn thiện các điều kiện kinh doanh theo quy định.
Than lậu vẫn có cơ hội
Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) cho hay, thời gian gần đây, hiện tượng kinh doanh than trái phép diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Các đối tượng liên tục thay đổi phương thức và thủ đoạn nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Vì vậy, cần có những biện pháp căn bản, chủ động hơn để kiểm soát hoạt động này.
Tổng kết 6 tháng hoạt động đầu năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cũng cho hay, trên tuyến biển, hoạt động buôn lậu than vẫn tiếp diễn, với phương thức, thủ đoạn không mới, nhưng tinh vi, phức tạp hơn. Các đối tượng buôn lậu thường thu gom than trôi nổi tại các mỏ, các lò than thổ phỉ tại các địa phương rồi tập kết tại các kho, bến bãi tự phát và bốc rót xuống tàu biển có trọng tải lớn để xuất lậu sang Trung Quốc. Nhằm đối phó với lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, một số đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ vận chuyển nội địa để hợp thức hóa hàng hóa.
Thời gian vừa qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép than mỏ, nhưng chỉ bắt giữ và xử lý được đối tượng vận chuyển thuê. Trong một số trường hợp, các lực lượng chức năng kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với tàu than không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, nhưng sau đó, các đối tượng lại nhanh chóng hợp thức hóa hồ sơ bằng cách “chạy” hóa đơn, nên cơ quan Hải quan không thể xử lý.
Trước thực tế này, Bộ Công thương yêu cầu, Hải Dương và Hải Phòng tiếp tục kiểm tra toàn bộ các đơn vị kinh doanh than trên địa bàn, kiên quyết rút ngành nghề kinh doanh than trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức, cá nhân vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng các điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ hoặc chế biến và kinh doanh than không có nguồn gốc hợp pháp.
Tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng được đề nghị hoàn thành cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch các bến cảng, kho bãi kinh doanh than trên địa bàn trong quý IV/2014, cũng như ký quy chế trao đổi thông tin phối hợp giữa các tỉnh, thành phố có liên quan đến khai thác, chế biến và kinh doanh than để kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi tiếp tay cho buôn lậu than.
TKV cũng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các tỉnh, thành phố có hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than về các quy định tiêu thụ than (trong nước và xuất khẩu), đầu mối các đơn vị cung cấp than cho các hộ tiêu thụ nội địa do TKV quản lý để phối hợp chặn buôn lậu than.
Trước đó, vào tháng 4/2014, Bộ đã thành lập Đoàn liên ngành để kiểm tra hoạt động kinh doanh than trên địa bàn Hải Phòng và Hải Dương – nơi được xem là bến sau cho các hoạt động buôn lậu than.
Tại Hải Dương, hiện có 60 tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến, kinh doanh than, phân bổ rải rác ở các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Tứ Kỳ, Chí Linh và TP. Hải Dương. Tại Hải Phòng, có 25 tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến và kinh doanh than, tập trung chủ yếu trên các tuyến sông tại Thủy Nguyên và Kiến An. Mặc dù khối lượng than tồn của các đơn vị qua kiểm tra không nhiều, nhưng thực trạng kinh doanh than tiềm ẩn nhiều cơ hội cho buôn lậu.
Báo cáo của Bộ Công thương cho hay, hầu hết các tổ chức, cá nhân kinh doanh than tại hai địa phương trên chưa bảo đảm điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BCT. Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh than chưa cập nhật kịp thời, hiểu rõ và nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh than. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh than tự phát; bến bãi, vị trí bến xuất nhận than, kho bãi chứa than không phù hợp với quy hoạch.
Tại Hải Phòng, trong năm 2013, hoạt động vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên các tuyến sông, biển vẫn xảy ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng. Trong năm 2013 và quý I/2014, Hải Phòng đã xử lý 32 vụ vi phạm, phạt hành chính 573 triệu đồng, tịch thu và phát mãi 13.110 tấn than, với giá trị hơn 8 tỷ đồng. Con số này không phải là quá lớn.
Năm 2013, lực lượng chức năng của tỉnh Hải Dương đã kiểm tra 22 tổ chức, cá nhân kinh doanh than trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, không có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý, mà chỉ nhắc nhở, hướng dẫn hoàn thiện các điều kiện kinh doanh theo quy định.
Than lậu vẫn có cơ hội
Ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) cho hay, thời gian gần đây, hiện tượng kinh doanh than trái phép diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Các đối tượng liên tục thay đổi phương thức và thủ đoạn nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Vì vậy, cần có những biện pháp căn bản, chủ động hơn để kiểm soát hoạt động này.
Tổng kết 6 tháng hoạt động đầu năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cũng cho hay, trên tuyến biển, hoạt động buôn lậu than vẫn tiếp diễn, với phương thức, thủ đoạn không mới, nhưng tinh vi, phức tạp hơn. Các đối tượng buôn lậu thường thu gom than trôi nổi tại các mỏ, các lò than thổ phỉ tại các địa phương rồi tập kết tại các kho, bến bãi tự phát và bốc rót xuống tàu biển có trọng tải lớn để xuất lậu sang Trung Quốc. Nhằm đối phó với lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, một số đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ vận chuyển nội địa để hợp thức hóa hàng hóa.
Thời gian vừa qua, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép than mỏ, nhưng chỉ bắt giữ và xử lý được đối tượng vận chuyển thuê. Trong một số trường hợp, các lực lượng chức năng kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với tàu than không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, nhưng sau đó, các đối tượng lại nhanh chóng hợp thức hóa hồ sơ bằng cách “chạy” hóa đơn, nên cơ quan Hải quan không thể xử lý.
Trước thực tế này, Bộ Công thương yêu cầu, Hải Dương và Hải Phòng tiếp tục kiểm tra toàn bộ các đơn vị kinh doanh than trên địa bàn, kiên quyết rút ngành nghề kinh doanh than trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức, cá nhân vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng các điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ hoặc chế biến và kinh doanh than không có nguồn gốc hợp pháp.
Tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng được đề nghị hoàn thành cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch các bến cảng, kho bãi kinh doanh than trên địa bàn trong quý IV/2014, cũng như ký quy chế trao đổi thông tin phối hợp giữa các tỉnh, thành phố có liên quan đến khai thác, chế biến và kinh doanh than để kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi tiếp tay cho buôn lậu than.
TKV cũng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các tỉnh, thành phố có hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than về các quy định tiêu thụ than (trong nước và xuất khẩu), đầu mối các đơn vị cung cấp than cho các hộ tiêu thụ nội địa do TKV quản lý để phối hợp chặn buôn lậu than.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tin-tuc-hoat-dong/tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-hoat-dong-sxkd-than-8400.htm” button=”Theo vinacomin”]