Cùng với các đơn vị trong Tập đoàn, hội thi chọn thợ giỏi năm nay của Than Hòn Gai được tổ chức chu đáo, từ công tác chuẩn bị đến xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Chúng tôi đã tới mức -220 công trường Thành Công – nơi tổ chức hội thi thợ giỏi của Than Hòn Gai. Dưới dây là một số ghi nhận…
Trao đổi với anh Hà Sỹ Lực – Phó Phòng Kỹ thuật mỏ, Công nghệ trưởng hầm lò, Trưởng ban giám khảo – người đã nhiều năm làm giám khảo thi thợ giỏi, chúng tôi ngỏ ý muốn đến tận nơi các thí sinh thi thực hành các nghề khai thác than và đào chống lò, anh Lực nhất trí ngay rồi lấy máy điện thoại gọi cho Quản đốc Công trường Thành Công sau đó thông báo với chúng tôi các anh ở công trường sẵn sàng cùng với phóng viên đi lò. Vậy là tôi với hai đồng nghiệp ở Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ninh lên xe sang Công trường Thành Công. Đợi chúng tôi là Quản đốc Nguyễn Ngọc Thoản, anh nguyên là Đội trưởng đội đào lò nhanh tham gia Hội thi đào lò nhanh Tập đoàn năm 2013 và đã đạt giải nhất. Anh Thoản thông tin về công tác an toàn, đi lại trong lò và sử dụng các thiết bị cần thiết, chúng tôi ký sổ an toàn theo quy định, thay quần áo bảo hộ, nhận mũ lò, đèn lò, bình tự cứu và trở thành “thợ lò”. Quản đốc Thoản trực tiếp đi cùng và không quên giao cho một thợ lò trẻ to cao xách hộ chiếc máy quay to đùng của phóng viên truyền hình (nếu không thì phóng viên vác được chiếc máy xuống lò cũng không còn sức đâu để mà quay).
Chúng tôi đi bộ đến cửa lò giếng nghiêng, đây là Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -75 mỏ Bình Minh có công suất 1 triệu tấn than/năm. Anh Thoản hướng dẫn cách đi tời chở người và đưa cho mỗi người một chiếc ghế có càng ngoắc vào dây cáp treo bên trên đang chạy và ngồi vào để xuống lò. Đây là hệ thống tời chở người được lắp đặt từ tháng 11/2013, tốc độ đạt 1,2m/s, năng lực vận chuyển 200 lượt người/giờ. Lóng ngóng một chút song tất cả đã lên được tời, khoảng cách mỗi người ngồi cách nhau khoảng 8m, tời chạy êm ru, gió mát, cảm giác như đi cáp treo Yên Tử nhưng khác cái là không ngồi trong cabin. Chưa đầy 15 phút chúng tôi đã đi quãng đường xuống lò gần 1 km đến sân ga mức -220, thật tuyệt vời so với năm trước tôi đã từng đi bộ xuống lò này. Từ sân ga, tiếp tục đi bộ trong lò bằng khoảng gần 2 km mới tới chỗ thi, đường lò đẹp, rộng thênh thang với tiết diện từ 16-18 m2, dài hun hút. Vừa đi vừa trò chuyện, anh Thoản cho biết: “Dự án này do Than Hòn Gai làm chủ đầu tư, tự tổ chức thi công, đang trong giai đoạn XDCB. Tính từ khi khởi công đến nay đã trên 4 năm, đào được trên 20.000m lò, nhiều hạng mục phức tạp như hệ thống bunke chứa than phải thi công mất 3,5 tháng…”. Do chưa quen đi lò nên một phóng viên trẻ tên Hưng của Đài PTTH Quảng Ninh không theo kịp, chúng tôi phải dừng lại đợi, mồ hôi bắt đầu chảy thành dòng trên mặt, đây mới chỉ là đi bộ, thế mới thấy được sự vất vả của nghề thợ lò khi họ đang ngày đêm miệt mài làm việc trong hầm lò. Thỉnh thoảng gặp một tốp thợ đang làm việc, tiếng nói cười râm ran, chúng tôi giơ tay: “Chào anh em nhé”; tiếng đáp lại: “Chào các sếp”, “Sếp đi lò ạ”, “Có lương chưa sếp ơi” rồi lại tiếp tục công việc. Đến vị trí thi, chúng tôi phải trèo lên chiếc thang bắc sẵn mới lên được, đường lò lúc này nhỏ hơn, các thiết bị, vì lò, tấm chèn, cùng với tốp thợ đang thi công nên chật chội, lò dốc lên phía trên 23 độ. Các công nhân đang thi với đề bài “Thi công đào lò thượng trục vật liệu từ -220 ÷ -85”, tiết diện 9,4m, số lượng 6 công nhân, tiến độ đào 0,8m/ca (8 giờ). Chúng tôi tranh thủ tác nghiệp, ghi lại những thước phim, hình ảnh đẹp, sống động của thợ lò đang làm việc. Những thợ lò đang chăm chú với công việc, thực hiện các nội dung thi, kỹ thuật đào, chống lò thuần thục, phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng. Tiếng máy khoan ầm ầm, hơi nước từ chiếc máy khoan bay ra mù mịt, ai nấy đều nhễ nhại, quần áo ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn vui vẻ, cười nói. Thể hiện quyết tâm cao, anh Ngô Thế Quyền, thợ lò bậc 6/6, Tổ trưởng tổ sản xuất số 2, Phân xưởng số 1 cho biết: “Tổ phấn đấu thực hiện đào, chống lò đạt và vượt so với yêu cầu và hoàn thành trước thời gian, đảm bảo kỹ thuật, an toàn”.
Chúng tôi đi bộ đến cửa lò giếng nghiêng, đây là Dự án khai thác xuống sâu dưới mức -75 mỏ Bình Minh có công suất 1 triệu tấn than/năm. Anh Thoản hướng dẫn cách đi tời chở người và đưa cho mỗi người một chiếc ghế có càng ngoắc vào dây cáp treo bên trên đang chạy và ngồi vào để xuống lò. Đây là hệ thống tời chở người được lắp đặt từ tháng 11/2013, tốc độ đạt 1,2m/s, năng lực vận chuyển 200 lượt người/giờ. Lóng ngóng một chút song tất cả đã lên được tời, khoảng cách mỗi người ngồi cách nhau khoảng 8m, tời chạy êm ru, gió mát, cảm giác như đi cáp treo Yên Tử nhưng khác cái là không ngồi trong cabin. Chưa đầy 15 phút chúng tôi đã đi quãng đường xuống lò gần 1 km đến sân ga mức -220, thật tuyệt vời so với năm trước tôi đã từng đi bộ xuống lò này. Từ sân ga, tiếp tục đi bộ trong lò bằng khoảng gần 2 km mới tới chỗ thi, đường lò đẹp, rộng thênh thang với tiết diện từ 16-18 m2, dài hun hút. Vừa đi vừa trò chuyện, anh Thoản cho biết: “Dự án này do Than Hòn Gai làm chủ đầu tư, tự tổ chức thi công, đang trong giai đoạn XDCB. Tính từ khi khởi công đến nay đã trên 4 năm, đào được trên 20.000m lò, nhiều hạng mục phức tạp như hệ thống bunke chứa than phải thi công mất 3,5 tháng…”. Do chưa quen đi lò nên một phóng viên trẻ tên Hưng của Đài PTTH Quảng Ninh không theo kịp, chúng tôi phải dừng lại đợi, mồ hôi bắt đầu chảy thành dòng trên mặt, đây mới chỉ là đi bộ, thế mới thấy được sự vất vả của nghề thợ lò khi họ đang ngày đêm miệt mài làm việc trong hầm lò. Thỉnh thoảng gặp một tốp thợ đang làm việc, tiếng nói cười râm ran, chúng tôi giơ tay: “Chào anh em nhé”; tiếng đáp lại: “Chào các sếp”, “Sếp đi lò ạ”, “Có lương chưa sếp ơi” rồi lại tiếp tục công việc. Đến vị trí thi, chúng tôi phải trèo lên chiếc thang bắc sẵn mới lên được, đường lò lúc này nhỏ hơn, các thiết bị, vì lò, tấm chèn, cùng với tốp thợ đang thi công nên chật chội, lò dốc lên phía trên 23 độ. Các công nhân đang thi với đề bài “Thi công đào lò thượng trục vật liệu từ -220 ÷ -85”, tiết diện 9,4m, số lượng 6 công nhân, tiến độ đào 0,8m/ca (8 giờ). Chúng tôi tranh thủ tác nghiệp, ghi lại những thước phim, hình ảnh đẹp, sống động của thợ lò đang làm việc. Những thợ lò đang chăm chú với công việc, thực hiện các nội dung thi, kỹ thuật đào, chống lò thuần thục, phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng. Tiếng máy khoan ầm ầm, hơi nước từ chiếc máy khoan bay ra mù mịt, ai nấy đều nhễ nhại, quần áo ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn vui vẻ, cười nói. Thể hiện quyết tâm cao, anh Ngô Thế Quyền, thợ lò bậc 6/6, Tổ trưởng tổ sản xuất số 2, Phân xưởng số 1 cho biết: “Tổ phấn đấu thực hiện đào, chống lò đạt và vượt so với yêu cầu và hoàn thành trước thời gian, đảm bảo kỹ thuật, an toàn”.
[odex-source url=”https://www.vinacomin.vn/tap-chi-than-khoang-san/xuong-am-220-lo-thanh-cong-8421.htm” button=”Theo vinacomin”]